Thời LB Xô viết, Ukraina là một cường quốc về công nghiệp quốc phòng. Các xí nghiệp quốc phòng ở Ukraina chiếm tới 30% tiềm lực công nghiệp quốc phòng của toàn Liên Xô, tập trung chủ yếu về chế tạo cơ khí, luyện kim, động cơ và các lĩnh vực kỹ thuật mũi nhọn, sản xuất ra tên lửa, thiết bị vũ trụ, tàu quân sự, máy bay và tên lửa đạn đạo, Ukraina nằm trong số 6 quốc gia sản xuất tên lửa đạn đạo lớn nhất; 3 trong số 6 nhà máy đóng tàu mặt nước lớn nhất của Liên Xô đặt ở Ukraina.
Sau khi Liên Xô tan vỡ, hàng vạn chuyên gia vũ khí và nhân viên nghiên cứu công nghiệp quốc phòng của Ukraina – nước có truyền thống về công nghiệp quân sự - sau một đêm bỗng lâm vào cảnh thất nghiệp.
Nhân tài kỹ thuật quân sự: Bị tiền tài lôi kéo
Hàng loạt nhà máy sản xuất tên lửa, đóng tàu, chế tạo xe tăng và động cơ máy bay của Ukraina do không có đơn đặt hàng, chuyển sang sản xuất hàng dân dụng thì không bán được sản phẩm nên đời sống của đội ngũ nhân viên nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật lâm vào cảnh khốn đốn, nhân tài bị chảy máu nghiêm trọng.
Khi đó, Mỹ và các nước phương Tây đã dùng dollar lôi kéo được khá nhiều nhân tài các ngành mũi nhọn, người Trung Quốc cũng không chịu thua. Ngoài việc đảm bảo về cuộc sống, Trung Quốc còn tạo điều kiện giải quyết bố trí chỗ ở, việc làm cho vợ (hoặc chồng), việc học hành cho con cái. Do đó, rất nhiều chuyên gia cao cấp, cán bộ kỹ thuật Ukraina đã tìm đến Trung Quốc an cư lạc nghiệp.
Cho đến nay, tình hình này vẫn tiếp diễn và ngày càng gia tăng khiến người Nga rất lo lắng bởi Trung Quốc đã có trong tay những chuyên gia hàng đầu thuộc hàng “bảo bối” của Liên Xô cũ như Giáo sư Kirinko Valery, người thiết kế chiếc siêu máy bay vận tải An-225 lớn nhất thế giới.
Hiện có thông tin cho thấy Công ty hàng không Moto Sich Ukraina không chỉ liên kết xây dựng nhà máy ở Trung Quốc, chuyển giao kỹ thuật chế tạo động cơ máy bay tiên tiến cho Trung Quốc, mà còn tuyển chọn 3000 nhân viên kỹ thuật mang theo gia đình sang Trung Quốc định cư và làm việc, tổng số nhân khẩu di cư trong chương trình này lên tới hàng vạn người.
Moto Sich là công ty có thâm niên lâu năm trong lĩnh vực chế tạo động cơ dùng cho máy bay cánh cố định và động cơ trực thăng. Các động cơ do nó sản xuất hiện được sử dụng rộng rãi cho các dòng trực thăng Mi, Kamov, máy bay huấn luyện, máy bay vận tải dòng Antonov, thậm chí dùng cho tên lửa hành trình, khách hàng hiện có mặt tại hàng trăm quốc gia. Mấy năm gần đây, Công ty Moto Sich lâm vào cảnh khó khăn, tuy sản phẩm vẫn bán được nhưng thị trường ngày càng thu hẹp do bị các công ty phương Tây cạnh tranh quyết liệt và cơ sở kỹ thuật cũ kỹ không được kịp thời thay thế vì thiếu tiền.
Valery Babich - chuyên gia hàng đầu về tàu sân bay Ukraina đã đến Trung Quốc làm việc |
Nhân tố quan trọng hàng đầu để đổi mới kỹ thuật công nghệ là nhân viên kỹ thuật và tiền vốn. Ukraina có nhân viên kỹ thuật nhưng thiếu tiền, còn Trung Quốc lại chỉ thiếu kỹ thuật trong khi động cơ máy bay là chỗ yếu nghiêm trọng của họ. Vì vậy, với việc thành lập liên doanh với Moto Sich và sự có mặt của 3000 nhân viên kỹ thuật Ukraina, Trung Quốc hy vọng trong khoảng mươi, mười lăm năm nữa họ sẽ có bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực kỹ thuật động cơ máy bay.
Không phải đến bây giờ Trung Quốc mới chú ý đến việc phát triển mối quan hệ hợp tác về công nghiệp quân sự với Ukraina. Trong hơn 10 năm qua, Trung Quốc luôn là nước đứng đầu trong danh sách các quốc gia nhập khẩu vũ khí của Ukraina. Ukraina đã bán cho Trung Quốc hơn 30 loại kỹ thuật quân sự, trong đó có hệ thống động lực dùng cho hạm tàu mặt nước cỡ lớn, bản thiết kế máy bay vận tải hạng nặng, máy bay huấn luyện siêu âm, động cơ xe tăng và các linh kiện cốt lõi của tên lửa không đối không.
Loại xe tăng chủ lực MBT-2000 “Al-Khalid” Trung Quốc hợp tác với Pakistan chế tạo được sử dụng động cơ 6TD-2E của Ukraina; loại máy bay huấn luyện đời mới cao cấp JJ-10 (hay LY-15) sử dụng động cơ WS-15 được phỏng chế theo mẫu động cơ AI-222 của Ukraina; động cơ UGT-25000 nhập của Ukraina đã trở thành “trái tim” đáng tin cậy của các chiến hạm cỡ lớn của hải quân Trung Quốc…
Chính Ukraina đã bán cho Trung Quốc tàu sân bay cũ Varygard với giá sắt vụn để Trung Quốc cải tạo thành hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Ukraina cũng hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực khác như: bán tàu đổ bộ đệm khí tối tân “Bò rừng”, bán tên lửa không – không hiện đại R-27 cho Trung Quốc để họ dựa vào đó nghiên cứu phỏng chế ra loại tên lửa cho riêng mình; Ukraina cũng bán cho Trung Quốc phiên bản tối tân nhất của loại radar bán chủ động Agat.
Tàu đổ bộ đệm khí \'Bò rừng\' Ukraina bán và cung cấp giấy phép chế tạo cho Trung Quốc |
Người Nga lo ngại
Đề cập đến sự kiện này, tờ “Độc lập” của Nga hôm 8/9/2017 đã đăng bài “Nga đã bị thua trong cuộc chiến tranh giành các chuyên gia Ukraina”.
Bài báo viết, cách đây không lâu, Ukraina còn là cường quốc công nghiệp về hàng không vũ trụ, năng lượng hạt nhân, máy bay và hóa chất, Sau khi Tổng thống Petro Oleksiyovych Poroshenko ra lệnh cấm hợp tác với ngành công nghiệp quân sự Nga, rất nhiều xí nghiệp sản xuất hàng quốc phòng đã bên bờ vực đóng cửa. như Công ty Moto Sich mất 85% đơn đặt hàng mấy ngàn công nhân và cán bộ kỹ thuật bị sa thải.
Những người này được nước ngoài chú ý săn đón. Nga đã kêu gọi họ hãy sang nước Nga làm việc với cam kết trả lương cao và cung cấp nhà ở, Trung Quốc cũng ra tay chào mời, thu hút họ. Trung Quốc đã cho mở một khu công nghiệp rộng hơn 120 km2 ở tỉnh Thiểm Tây, chào đón mấy ngàn nhân viên các Công ty Antonov tới làm việc; nhiều cựu nhân viên Công ty Moto Sich thì tới làm việc ở Nhà máy chế tạo động cơ máy bay mới xây dựng ở Trùng Khánh. Tại đây trong tương lai còn có thêm nhiều nhân viên kỹ thuật Ukraina đến từ Nhà máy chế tạo cơ khí Phương Nam.
Để thu hút các kỹ thuật viên Ukraina, người Trung Quốc đã làm rất nhiều việc: Không những xây dựng các nhà máy mới mà còn xây cả các đô thị mới. Các nhân viên kỹ thuật Ukraina tới đây sẽ lập tức được nhận chìa khóa, được hưởng thu nhập cao và điều kiện sống dễ chịu. Người Trung Quốc trả lương và cung cấp điều kiện sống cho các chuyên gia kỹ thuật họ cần tốt hơn người Nga. Bài báo dẫn lời một chuyên gia ngành công nghiệp quân sự Nga:
“Về kỹ thuật, Nga hiện nay chủ yếu dựa vào dự trữ trong mấy chục năm qua, Trung Quốc giờ đây đang đuổi kịp chúng ta…chủ yếu là do người Ukraina tới Trung Quốc. Họ có thể làm ra các sản phẩm tiên tiến trong các cơ sở hiện đại. Nếu Nga không kịp thời cung cấp cho các chuyên gia của mình những điều kiện có tính cạnh tranh hơn, không loại trừ chính các chuyên gia của Nga cũng sẽ ồ ạt chạy sang Trung Quốc như đã xảy ra đối với các phi công dân dụng trước đó”.
Chế tạo được động cơ máy bay hiện đại luôn là mong ước của người Trung Quốc |
Những bước đi thực tế
Hợp tác về công nghiệp quân sự giữa Ukraina và Trung Quốc đang có những bước triển khai rất nhanh.
Tháng 5 vừa qua, Phó thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Kinh tế - Thương mại Kubeev khi tới Trung Quốc dự Hội nghị “Một vành đai, một con đường” đã giành thời gian đến thăm Công ty hàng không Thiên Kiêu – cơ sở liên doanh với phía Ukraina ở Trùng Khánh.
Đầu tháng 6, Đại sứ Ukraina tại Trung Quốc Oleh Dyomin đã về Trùng Khánh hội đàm với lãnh đạo thành phố và đến thăm cơ sở của Công ty Thiên Kiêu, bày tỏ chính phủ Ukraina đánh giá cao công trình hợp tác chế tạo động cơ máy bay này và mong chính quyền Trùng Khánh tích cực ủng hộ, để công trình này trở thành hình mẫu cho sự hợp tác giữa Ukraina và Trung Quốc. Hai bên đã đàm phán, đi đến thống nhất về việc đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh để số lượng lớn chuyên gia, nhân viên kỹ thuật Ukraina tới Trùng Khánh sinh sống và làm việc.
Một điều đáng chú ý khác là chuyên gia hàng đầu về tàu sân bay Valery Babich cũng thấy có tên trong danh sách các chuyên gia kỹ thuật của Công ty TNHH nghiên cứu thiết kế tàu thuyền đặc chủng Trung Quốc – Ukraina Thanh Đảo. Giới quan sát cho rằng, sự có mặt của Valery Babich có thể liên quan đến việc Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo chiếc tàu sân bay “001” của riêng họ.
Nông dân Trung Quốc tự chế bản sao tiêm kích tàng hình J-20
Nhóm nông dân yêu thích quân sự Trung Quốc đã cho ra đời một mô hình tiêm kích J-20 giống phiên bản thật. |
Nỗ lực hiện đại hóa quân đội bằng khí tài Trung Quốc của Malaysia
Vũ khí Trung Quốc là mục tiêu Malaysia hướng đến nhằm hiện đại hóa quân đội trong bối cảnh ngân sách quốc phòng ngày càng ... |
Trung Quốc tập trận bắn rơi \'tên lửa\' ở gần Triều Tiên
Các chuyên gia nhận định đây là một động thái nhằm chứng tỏ sức mạnh và gửi lời cảnh báo đến Triều Tiên, nước liên ... |
Trung Quốc vũ khí hóa nguồn nước
Trung Quốc được cho là đang nắm trong tay một loại vũ khí đặc biệt, đủ sức “đe dọa” 1/4 dân số thế giới mà ... |
http://baophapluat.vn/quoc-te/chuyen-gia-ky-thuat-ukraina-nang-do-nen-cong-nghiep-quan-su-trung-quoc-363113.html
Ngày đăng: 06:00 | 31/10/2017
/ Pháp luật Việt Nam