Các chuyên gia xác nhận thảm họa sóng thần Indonesia xảy ra đêm 22/12 là do núi lửa bị sạt lở.

Trận sóng thần chết người tại Indonesia gây ra do một khối từ núi lửa Anak Krakatau sạt lở xuống đại dương, các quan chức xác nhận. Ít nhất 373 người thiệt mạng và hơn 1.400 người bị thương, hàng trăm tòa nhà bị hư hỏng nặng nề khi trận sóng thần ập đến mà không có cảnh báo trong đêm.

Núi lửa Anak Krakatoa đã hoạt động hàng tháng qua trước khi một diện tích 64 ha phần phía Tây Nam của nó sụp xuống, một quan chức Indonesia cho biết. “Điều này khiến một vụ sạt lở xảy ra dưới nước và cuối cùng gây nên sóng thần” – Dwikorita Karnawati, người đứng đầu cơ quan khí tượng Indonesia cho biết.

Các hình ảnh được chụp bởi vệ tinh châu Âu Sentinel-1 cho thấy một phần lớn sườn phía nam của núi lửa đã trượt xuống đại dương, các nhà khoa học cho biết.

chuyen gia ket luan nguyen nhan gay ra song than o indonesia dem 2212

Khu vực núi lửa Anak Krakatoa và các bãi biển bị ảnh hưởng.

Việc các cơn sóng thần được kích hoạt bởi một ngọn núi lửa chứ không phải là một trận động đất có nghĩa là không có cảnh báo sóng thần nào trước đó. Cư dân ven biển không nhìn thấy hoặc cảm thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào trước khi những cơn sóng caohơn 3 mét ập tới.

Ông Sutopo Purwo Nugroho, phát ngôn viên chính của cCơ quan Quản lý thảm họa Indonesia, cho biết nước này không có hệ thống cảnh báo sớm về lở đất hoặc phun trào núi lửa. Hệ thống cảnh báo sớm hiện nay là dành cho hoạt động động đất, ông viết trên Twitter ngày 23/12.

Người dân Indonesia kêu gọi chính phủ phải xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm về sóng thần được tạo ra bởi lở đất dưới nước và phun trào núi lửa, nguyên nhân gây ra sóng thần Maumere năm 1992 và sóng thần Palu 2018.

Hệ thống phao cảnh báo sóng thần của Indonesia đã không hoạt động kể từ năm 2012. Núi Anak Krakatoa đã phun trào từ tháng 6/2018 cho đến nay. Vụ phun trào ngày 22/12 không phải là lớn nhất. Cơ quan chức năng dự đoán một trận sóng thần tiếp theo có thể xảy ra.

Số người chết dự kiến ​​tiếp tục tăng vì hiện 128 người vẫn mất tích. Dody Ruswandi, một quan chức cấp cao của cơ quan thảm họa, nói thêm rằng nỗ lực cứu hộ có thể sẽ kéo dài một tuần.

Chuyên gia cho biết núi lửa rất gần với bờ biển, vì vậy, ở đó sẽ không có nhiều thời gian để cảnh báo vì nó gần và sóng thần có thể di chuyển rất nhanh.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã ra lệnh cho Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý (BMKG) Indonesia mua các hệ thống cảnh báo sớm, sau khi trận sóng thần tàn phá khu vực.

chuyen gia ket luan nguyen nhan gay ra song than o indonesia dem 2212 373 người chết vì sóng thần, Indonesia chạy đua cứu nạn

Hoạt động tìm kiếm cứu nạn sau trận sóng thần ở eo biển Sunda được đẩy nhanh, trong lúc giới khoa học nỗ lực lý ...

chuyen gia ket luan nguyen nhan gay ra song than o indonesia dem 2212 Mỹ nhân Indonesia qua đời ở tuổi 26 sau khi bị sóng thần cuốn trôi

Truyền thông Indonesia cho biết Dylan Sahara cùng các thành viên nhóm nhạc Seventeen đã qua đời sau khi bị sóng thần cuốn trôi.

chuyen gia ket luan nguyen nhan gay ra song than o indonesia dem 2212 "Bóng ma" núi lửa gây sóng thần ở Indonesia

Giới chức Indonesia không kịp đưa ra bất cứ cảnh báo nào về thảm họa hôm 22-12 vì chưa có hệ thống cảnh báo sóng ...

chuyen gia ket luan nguyen nhan gay ra song than o indonesia dem 2212 Sóng thần Indonesia: Cứu hộ gặp khó khăn, số nạn nhân tiếp tục gia tăng

Ít nhất 280 người thiệt mạng, hơn 1.000 người khác bị thương và hàng chục người mất tích là những con số thiệt hại về ...

Ngày đăng: 15:28 | 25/12/2018

/