Theo ông Vũ Mão, kỷ niệm liên quan đến nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười có một câu chuyện ông hết sức ấn tượng.
Ông Đỗ Mười và ông Võ Văn Kiệt (ảnh tư liệu).
Ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kể với phóng viên Dân Việt: Tháng 3.1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay chức danh này gọi là Thủ tướng Chính phủ) Phạm Hùng đột ngột từ trần. Khi đó ông Võ Văn Kiệt là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng được giao nhiệm vụ Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 3 khóa VIII diễn ra tháng 6.1988, Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mới. Theo thông lệ, Ban chấp hành Trung ương sẽ giới thiệu người ứng cử vào chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, cụ thể lúc đó Trung ương giới thiệu ông Đỗ Mười, lúc này ông đang là Thường trực Ban Bí thư.
Tiếp đến, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã giới thiệu ông Đỗ Mười để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tuy nhiên khi ra Quốc hội có điều rất đặc biệt, các đại biểu đồng tình với giới thiệu của Trung ương về trường hợp ông Đỗ Mười nhưng nhiều đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị giới thiệu thêm ông Võ Văn Kiệt.
Ông Vũ Mão (ảnh PV).
Tôi lúc đó Trưởng đoàn Thư ký kỳ họp đã báo cáo với các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước tình hình trên. Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhất trí với ý kiến của đa số các vị đại biểu Quốc hội là có hai ứng viên để Quốc hội bầu.
Khi được thông báo, ông Võ Văn Kiệt không một phút chần chừ đã trả lời luôn: Không thể như thế được, Ban chấp hành Trung ương đã thống nhất giới thiệu anh Đỗ Mười để Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Là một đảng viên, lại còn là một Ủy viên Bộ Chính trị, tôi phải chấp hành Nghị quyết của Đảng. Tôi chính thức đề nghị các anh báo cáo lại với Quốc hội rằng "đồng chí Võ Văn Kiệt rất cám ơn và xin được rút tên, không tham gia danh sách ứng cử viên chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng".
Mặc dù ông Kiệt tha thiết nhưng Quốc hội vẫn không đồng ý cho rút tên. Kết quả Quốc hội bầu chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: ông Đỗ Mười được 63% số phiếu, ông Võ Văn Kiệt được 37% số phiếu.
Về chuyện này lúc đầu ông Đỗ Mười cũng có tâm tư, bởi từ trước tới nay chỉ có một ứng viên, khi bầu phiếu rất cao. Nay có hai ứng viên kết quả bầu sẽ thế nào, nếu bầu không trúng đi một lẽ, phiếu thấp cũng mất uy tín. Qua trao đổi tôi có nói với ông, nay chúng ta đổi mới từ đó rất nhiều vấn đề chúng ta cần có tư duy mới. Sau đó ông đồng ý và nói vui “cậu chỉ được cái bày vẽ, nói khôn”.
Sau khi có kết quả bầu, tôi có tâm sự riêng với ông Đỗ Mười, như vậy là tốt, kết quả như vậy là đại biểu Quốc hội thay mặt nhân dân đánh giá anh đến mức độ đó, đòi hỏi phải cố gắng hơn rất nhiều. Tôi nhớ Tết Nguyên đán năm 1989, khi vào TP.HCM ông Đỗ Mười có câu: Xin chúc đồng bào TP.HCM làm ăn phát tài, phát lộc. Người dân nghe như vậy rất thích, họ nói ông Đỗ Mười đã đổi mới, đã ủng hộ cho người dân làm kinh tế.
“Ông Đỗ Mười là người đặc biệt quyết đoán”
“Ông Đỗ Mười là người đặc biệt quyết đoán trong việc làm theo nghị quyết của Đảng. Những gì Đảng đã quyết và giao cho ... |
Hình ảnh nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười cùng lãnh đạo các nước
Một số hoạt động đối ngoại tiêu biểu của nguyên Tổng bí thư, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam Đỗ Mười. |
Ảnh: Dấu ấn nổi bật của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười
Sớm tham gia hoạt động cách mạng và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản, ông Đỗ Mười đã từng trải qua nhiều cương vị ... |
Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười và cuộc chống lạm phát 700% sau Đổi mới
Ông Lê Đức Thúy, người trợ lý lâu năm của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười chia sẻ kỷ niệm về ông, trong đó có ... |
Ông Đỗ Mười: ‘Ghế tôi là ghế cực nóng, anh nào muốn tôi nhường ngay’
Trong cuộc họp báo cáo kết quả chống lạm phát, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nhận xét: “Anh nói là thành công à? Anh ... |
Ngày đăng: 08:47 | 03/10/2018
/ http://danviet.vn