Tới trường, học sinh bắt đầu vào học lúc 7 giờ (buổi sáng) và 2 giờ (buổi chiều). Các em học miệt mài phần lớn là toán và tiếng Việt. Ngày nào cũng như ngày ấy
Thời gian chẳng còn bao lâu nữa thì chương trình mới được đưa vào áp dụng ở bậc tiểu học. Trong giai đoạn này, nhiều giáo viên đang rất quan tâm công cuộc đổi mới giáo dục được xem là quy mô và toàn diện nhất từ trước đến nay.
|
|
Học sinh luôn khao khát những hoạt động trải nghiệm thế này (Gói bánh mừng xuân một hoạt động trải nghiệm thú vị tại Trường Tiểu học Phước Hội 2 thị xã La Gi. Ảnh CTV) |
Khá nhiều vấn đề được quan tâm như về sách giáo khoa, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học…đặc biệt, việc thời khóa biểu buổi 2 sẽ được bố trí như thế nào cho hợp lý?
Liệu có chuyện thay đổi chương trình, thay đổi mục tiêu đào tạo nhưng thời khóa biểu dạy học thì vẫn y chang như từ trước đến nay?
Thời khóa biểu ở hai chương trình hiện hành và VNEN
Hiện nay, cả chương trình hiện hành và chương trình học theo mô hình trường học mới VNEN đều sử dụng kiểu phân công thời khóa biểu dày đặc các môn Toán, tiếng Việt.
Hết các tiết toán, tiếng Việt chính khóa lại đến các tiết toán và tiếng Việt bổ sung.
Học buổi 2 ở chương trình mới có khác chương trình hiện hành? |
Một tuần, học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 phải học 35 tiết/tuần.
Ngoài một số môn chuyên như Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công và một số môn như Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Sinh hoạt lớp và Sinh hoạt tập thể bổ sung thì còn hơn 20 tiết chủ yếu dạy Toán và tiếng Việt.
Học sinh suốt ngày chỉ học và học
Tới trường, học sinh bắt đầu vào học lúc 7 giờ (buổi sáng) và 2 giờ (buổi chiều). Các em học miệt mài phần lớn là toán và tiếng Việt. Ngày nào cũng như ngày ấy, tháng nọ nối tiếp tháng kia.
Một số trường chuẩn, trường điểm thi thoảng còn tổ chức một số hoạt động ngoại khóa cho học sinh tham gia. Những trường nhỏ, trường ít tiếng tăm hoạt động này là khá ít.
Cứ nhìn học sinh hồ hỡi, hào hứng thế nào khi được tham gia vào đội kể chuyện, đóng hoạt cảnh hay diễn văn nghệ mới thấy được các em khát khao được tham gia các hoạt động trải nghiệm đến thế nào?
Giáo viên chỉ cần nói, lớp mình sẽ có một tiết mục văn nghệ để công diễn trong chương trình ngoại khóa hoặc mừng xuân thì gần như học sinh cả lớp đều giơ tay muốn được thầy cô chọn.
Học 2 buổi mỗi ngày, chẳng khác gì học thêm |
Khi có tên, các em háo hức, vui cười và tỏ ra rất vui. Ngày nào lên trường cũng hớn hở và đếm từng ngày để mong chóng đến ngày ngoại khóa.
Thời khóa biểu chương trình mới sẽ thế nào?
Giáo viên đang rất quan tâm đến việc dạy học buổi 2 ở chương trình mới thế nào cho hiệu quả. Học sinh có được học theo năng lực và nhu cầu? Hay buổi sáng học sĩ số học sinh thế nào buổi chiều cũng y chang như thế?
Và môn học vẫn chủ yếu là toán và tiếng Việt?
Nếu dạy như thế này chắc chắn học sinh sẽ không phát huy được năng lực, sở trường của mình. Và như thế, mục tiêu chương trình mới đưa ra có đáp ứng được không?
Muốn thực hiện tốt mục tiêu đề ra, các trường cần thực hiện tốt việc dạy học phân hóa.
Theo giảng viên Nguyễn Thị Ngọc Linh và Trần Thị Nâu (ĐH sư phạm TP Hồ Chí Minh), dạy học phân hóa được tổ chức dưới các hình thức như:
Phân hóa theo hứng thú, phân hóa theo sự nhận thức, phân hóa giờ học theo học lực, phân hóa giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của người học.
Dạy học phân hóa là dạy theo từng loại đối tượng, phù hợp với tâm sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú của người học nhằm phát triển tối đa tiềm năng riêng vốn có.{1}
Bên cạnh đó, tăng cường các tiết dạy kĩ năng sống bằng các hoạt động trải nghiệm để trang bị cho học sinh một số vốn sống thực tế giúp các em sống tốt, sống khỏe hơn.
Phan Tuyết 13/12/2019 07:00
PVFCCo khánh thành khu Nhà lớp học trường tiểu học Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Ngày 16/11/2019, PVFCCo phối hợp huyện Thọ Xuân tổ chức Lễ khánh thành khu nhà lớp học 2 tầng trường tiểu học Xuân Lập. |
Phẫn nộ với cô giáo phát ngôn kỳ thị cha mẹ đơn thân và gia đình nghèo
Trong cuộc họp ban phụ huynh trường Tiểu học Chu Văn An Hoàng Mai, Hà Nội, một phụ huynh phát ngôn kỳ thị các bố ... |
Tài xế xe buýt ngất xỉu, hai nam sinh tiểu học nhanh trí xử lý
Lần đầu lái xe, Nolan (Mỹ) vận dụng kỹ năng quan sát thường ngày để kích hoạt hệ thống phanh khẩn cấp. |
Ngày đăng: 07:38 | 13/12/2019
/ giaoduc.net.vn