Phát biểu tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhắc lại việc kỳ họp trước khi Quốc hội đang thảo luận dự án Luật về đặc khu, có những đối tượng kích động, làm sai lệch bản chất vụ việc, rồi người dân tụ tập đông người, có hành vi trái pháp luật.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc (đứng) phát biểu tại phiên họp (ảnh quochoi.vn).
Sáng nay (17.10), tiếp tục phiên họp thứ 28, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo: Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 6 của Quốc hội (của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc tổng hợp); Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5 của Quốc hội (Ban Dân nguyện tổng hợp).
Phát biểu tại phiên thảo luận, ông Hà Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cho rằng, hai báo cáo trên rất quan trọng, trong kỳ họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nào cũng phải có hai báo cáo trên. Do đó báo cáo phải tổng hợp được những vấn đề bức xúc nhất từ ý kiến kiến nghị của cử tri và việc giải quyết.
Theo ông Chiến, qua kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri, với 9.991 kiến nghị của cử tri có đến gần 75% là những kiến nghị chỉ cần giải trình cung cấp thông tin là xong. Từ đó cho thấy phần lớn kiến nghị của cử tri là do “đói” thông tin, thiếu thông tin. Việc này có nguyên nhân do người dân chưa chủ động tiếp cận thông tin và hạn chế yếu kém của các cơ quan chức năng trong việc tuyên tuyền phổ biến đường lối, chính sách pháp luật, đây là thực trạng cần phân tích sâu.
“Về đánh giá tình hình hàng năm, trong báo cáo năm nào cũng nói tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, giữ vững. Cần phân tích thêm tồn tại hạn chế, ví dụ trong tháng 6.2018, các hoạt động tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng diễn ra rất nghiêm trọng. Bộ Chính trị đánh giá rất nghiêm trọng và chúng ta hoàn toàn bị động, ngoài ra các vấn đề tai nạn, tệ nạn, cháy nổ… cần được đánh giá khách quan thuyết phục hơn để thấy tình hình năm trước so với năm sau chuyển biến thế nào”, ông Hà Ngọc Chiến góp ý.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tại kỳ họp trước (kỳ họp thứ 5) khi Quốc hội thảo luận về dự án Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (hay gọi tắt Luật về đặc khu) xảy ra tình trạng kích động, tụ tập đông người gây rối làm mất an ninh trật tự.
“Chúng ta có cả hệ thống tuyên truyền nhiều kinh nghiệm nhưng tại sao lại để vài đối tượng kích động làm sai bản chất của sự việc, để người dân tụ tập đông người, có hành vi trái pháp luật. Theo tôi trong báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần phải nêu sự việc trên và đánh giá cái gì đúng, chưa đúng để nhân dân biết và cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của thế lực nào đó. Như Chủ tịch Quốc hội nói, không để lòng yêu nước bị lợi dụng”, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Trong báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị do Ban Dân nguyện tổng hợp, có kiến nghị các cơ quan chức năng quan tâm và có giải pháp hiệu quả quyết liệt hơn nữa để xử lý tham nhũng vặt. Theo Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trong nhóm tham nhũng chỉ kiến nghị mỗi tham những vặt như vậy sẽ có sự mâu thuẫn với báo cáo của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
“Qua thẩm tra tổng thể về tình hình phòng, chống tham nhũng, chúng tôi kiến nghị bên cạnh chống tham nhũng vặt cần tập trung vào chống tham nhũng lớn dưới hình thức lợi ích nhóm và sân sau. Trước đây cử tri có nói có dấu hiệu của lợi ích nhóm, sân sau trong các vụ tham nhũng lớn. Qua các vụ án gần đây được phát hiện việc cử tri nói là sự thực và chúng tôi đề nghị kiên quyết chống tham nhũng lớn, dưới lợi ích nhóm và sân sau”, bà Lê Thị Nga nói.
Thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng trong các vụ án lớn đạt nhiều kết quả quan trọng được cử tri và Nhân dân cả nước ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, nạn tham nhũng vặt, hối lộ, lót tay, phải chi trả những khoản kinh phí ngoài quy định khi người dân thực hiện một số thủ tục hành chính (làm chứng minh thư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bị phạt vi phạm khi tham gia giao thông,...)ngày càng có những biểu hiện tinh vi, biến tướng, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng tới đời sống của người dân.
Những biểu hiện tiêu cực này người dân thường bắt gặp và đối diện hàng ngày nhưng lại chỉ được phát hiện thông qua phản ánh, tố giác của người dân hoặc qua báo chí mà không được phát hiện thông qua công tác đấu tranh nội bộ, công tác tự phê bình và phê bình của cán bộ, công chức... (trích báo cáo Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội)
Nội quy bị kêu khắt khe: Học viện Báo chí Tuyên truyền cho thu hồi để điều chỉnh
Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, đã thu hồi văn bản nội quy mới để điều chỉnh. |
Tuyên truyền bảo đảm an ninh, an toàn công trình dầu khí tại Thái Bình
Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) và đơn vị đại diện là Công ty Vận chuyển khí Đông Nam bộ (KĐN) ... |
Hot girl Thái Lan đối mặt với án tù vì tuyên truyền cá độ mùa World Cup
Công khai quảng cáo cho trang web cá độ bóng đá, hot girl ngực khủng Thái Lan có nguy cơ ngồi tù một năm. |
TP.HCM nêu gương \'hiệp sĩ\' đường phố anh dũng truy bắt tội phạm
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa ra văn bản gửi các trường giáo dục học sinh, sinh viên về lòng dũng cảm truy bắt tội phạm của ... |
Ngày đăng: 13:57 | 17/10/2018
/ http://danviet.vn