Ngày 7/1, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong-kim tuyên bố từ chức sớm hơn 3 năm trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc.
Chủ tịch Ngân hàng thế giới Jim Yong-kim ngày 07/01 bất ngờ tuyên bố từ chức sớm hơn 3 năm trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2022. Đây là năm thứ hai trong nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai của ông.
Trước quyết định từ chức đột ngột của ông Kim, truyền thông đưa tin, có thể là có liên quan tới các bất đồng về chương trình biến đổi khí hậu và nhu cầu bổ sung các nguồn lực phát triển với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong-kim. (Ảnh: Reuters)
Trong thư gửi nhân viên Ngân hàng thế giới, Chủ tịch Jim Yong-kim cho biết ông sẽ nghỉ việc từ ngày 01/02 để gia nhập một công ty tư nhân trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. Ông Kim cũng cho biết việc gia nhập công ty này là điều không được ông dự kiến trước nhưng đây là con đường ông chọn để có thể tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đối với các vấn đề toàn cầu lớn như biến đổi khí hậu và thiếu hụt cơ sở hạ tầng ở các thị trường đang nổi.
Bà Kristalina Georgieva, người được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của Ngân hàng thế giới năm 2017, sẽ nắm vị trí quyền chủ tịch khi ông Jim nghỉ việc.
Nắm quyền lãnh đạo Ngân hàng Thế giới từ năm 2012, ông Jim năm nay 56 tuổi, là một người Mỹ gốc Hàn Quốc.
Ông từng là một bác sỹ nổi tiếng, hiệu trưởng thứ 17 của trường Đại học Dartmouth, trưởng khoa Y tế toàn cầu và Y khoa xã hội Trường Y khoa Harvard, Mỹ trước khi trở thành người gốc Á đầu tiên đảm nhận vai trò lãnh đạo Ngân hàng Thế giới vào tháng 4/2012. Ông Jim cũng từng giữ chức Giám đốc Chương trình chống HIV/AIDS của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Ông Jim được biết đến là nhà lãnh đạo Ngân hàng Thế giới duy nhất dành nhiều thời gian cho các chương trình xoá đói giảm nghèo toàn cầu và đầu tư cho các giải pháp chăm sóc sức khoẻ cho người dân ở các nước kém phát triển.
Bất ngờ về đánh giá giáo dục Việt Nam của Ngân hàng thế giới
Ngân hàng Thế giới gọi Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia tiên phong trong đổi mới giáo dục. Đây là một thành ... |
Doing Buisiness 2018: Việt Nam tăng 14 bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu
Với chủ đề Cải cách để tạo việc làm, Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018 vừa được công bố tại Washington (lúc 21 giờ ... |
Mục tiêu 2018 tăng trưởng 6,5% - 6,7%: Các giải pháp lớn đã được hoạch định
Tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu được quốc tế và các chuyên gia dự báo năm 2018 là tích cực và tiếp ... |
Đề xuất địa phương được phụ thu thuế: Cái được có đủ bù cái mất?
Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) lên tiếng cho rằng có thể cân nhắc cho phép các địa phương áp dụng phụ thu trên ... |
Ngày đăng: 09:35 | 08/01/2019
/