Đây chính là hệ lụy của việc thực thi luật pháp không nghiêm. Không nghiêm từ gốc, dẫn đến ngọn là sự phản ứng, chống đối bằng cách không chịu giao nộp tang vật vi phạm, đồng thời chống lại lực lượng thi hành công vụ bằng cách chửi bới, thóa mạ.
Đây chính là hệ lụy của việc thực thi luật pháp không nghiêm. Không nghiêm từ gốc, dẫn đến ngọn là sự phản ứng, chống đối bằng cách không chịu giao nộp tang vật vi phạm, đồng thời chống lại lực lượng thi hành công vụ bằng cách chửi bới, thóa mạ.
Đối tượng bị chửi bới, thóa mạ chính là ông Đoàn Ngọc Hải -người một thời được mệnh danh là “người hùng dẹp loạn vỉa hè”, Phó Chủ tịch UBND Quận 1 - xuống đường cùng đoàn kiểm tra đi bắt chó thả rông và xử lí các hộ nuôi chó thả rông. Tuy nhiên, một hộ dân nuôi chó thả rông trên đường Mai Thị Lựu (Quận 1, TP.HCM) đã phản ứng dữ dội, không giao nộp chó, thậm chí còn chửi bới.
Tất nhiên, chúng ta không thể chấp nhận tình trạng luật pháp bị phớt lờ như thế. Cái chết oan uổng của bé trai 7 tuổi ở Hưng Yên bị đàn chó dữ thả rông cắn vẫn còn đó nỗi đau cho gia đình và người thân của cháu. Đó cũng còn là lời cảnh tỉnh đầy uất nghẹn đối với các trường hợp hộ gia đình nuôi chó thiếu trách nhiệm, thả rông không đeo rọ mõm và không chích ngừa.
Tại địa bàn Quận 1 (TP.HCM), tình trạng nuôi chó thả rông khá phổ biến. Từ trong các khu chung cư đến những công viên mà hàng ngày nhiều người dân tập trung đến tập thể dục và thư giãn, nhiều cá nhân vẫn vô tư dẫn chó vào bất chấp biển cấm.
Một địa bàn rộng lớn ở trung tâm thành phố, chó thả rông nhan nhãn, nhưng nhiều tháng qua chỉ có 50 trường hợp bị xử lý.
Sự quản lý và xử lý như thế chỉ để cho có chứ không tạo được sự răn đe. Ngược lại, cách quản lý và xử lý lúc thì ra quân bắt bớ lúc thì buông lỏng hoàn toàn còn gây ra hệ lụy lớn là bệnh nhờn luật. Tính chất nguy hiểm của loại bệnh này chính là nguồn cơn trực tiếp và gián tiếp góp phần dẫn đến con số hơn 500 nghìn trường hợp bị chó cắn mỗi năm tại Việt Nam, trong đó trên dưới 100 trường hợp bị chó, mèo dại cắn dẫn đến tử vong.
Việc giao trách nhiệm quản lý chó thả rông và xử lý các hộ gia đình nuôi chó thả rông xuống cấp phường xã càng không hữu hiệu vì cấp chính quyền cơ sở này hầu như không có động thái gì để triển khai.
Cần biết rằng, một khi cấp phường xã có thái độ kiên quyết xử lý tình trạng nuôi chó thả rông sẽ có thuận lợi rất lớn trong việc nắm bắt thông tin từ các tổ dân phố, khu phố vì thế các trường hợp nuôi chó thả rông khó có thể qua mắt chính quyền cơ sở.
Trong khi một hộ nuôi chó thả rông khiến bao hộ xung quanh e sợ, lo lắng, vì tình nghĩa xóm giềng cũng chỉ có thể nhắc nhở một vài lần chứ không có thẩm quyền xử lý cao hơn. Trong khi đó, thông tin về chó thả rông người dân muốn phản ánh cũng đang thiếu đầu mối tiếp nhận, hoặc các trường hợp tiếp nhận thông tin thì cũng ít thấy xử lý, dẫn đến tình trạng chung hiện nay từ nông thôn đến thành thị là người dân phải “sống chung với chó thả rông”.
Bắt chó thả rông không rọ mõm, ông Đoàn Ngọc Hải bị phản ứng, chửi bới
Dẫn đầu đoàn liên ngành chỉ đạo bắt chó thả rông, không rọ mõm, ông Đoàn Ngọc Hải bị chủ vật nuôi phản ứng, chửi ... |
Tranh cãi chuyện nuôi chó mèo ở chung cư: To như becgie nhưng... ‘nó không cắn đâu!’
Một cư dân chung cư chung cư Era Town (Q.7, TP.HCM) cho biết lúc nào thấy ai dẫn chó to như becgie xuống sân chơi ... |
Chó thả rông xông vào trường cắn 6 học sinh
Trong số 6 học sinh bị chó cắn, có 3 em phải đưa ra Đà Nẵng để tiêm huyết thanh |
Ngày đăng: 18:20 | 27/04/2019
/ https://laodong.vn