Dư luận phẫn nộ trước thông tin càphê được nhuộm màu từ pin Con Ó. Công an cho biết phải điều tra động cơ, mục đích bà Loan là gì sẽ có cơ sở xử lý pháp luật nhưng rõ ràng, việc nhuộm màu cho càphê là tội ác!
Hiện cơ quan công an đang làm rõ động cơ, mục đích của cơ sở bà Loan là gì.
Trao đổi với báo chí, Công an tỉnh cung cấp thông tin đáng giật mình là khi đoàn liên ngành kiểm tra thì cơ sở chế biến càphê bẩn của gia đình bà Nguyễn Thị Loan (xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp) đang chứa 21 tấn càphê bẩn đã đóng thành bao bì cùng 40 lít dung dịch, 35kg pin bị đập bẹp, 192kg lõi, nắp và vỏ.
Dư luận hoang mang trước thông tin cơ sở chế biến nông sản của bà Loan có hành vi chế biến nông sản của bà Loan sử dụng pin Con Ó để nhuộm màu đen cho càphê. Nhiều người lên án nếu đúng việc nhuộm màu càphê bằng pin là đúng thì đây là hành vi giết người hàng loạt, cần xử lý nghiêm.
Bà Trần Thị Lành (chủ quán càphê tại huyện Đắk G\'Long, tỉnh Đắk Nông) tỏ ra bức xúc: Chưa biết việc bà Loan nhuộm màu càphê để làm gì nhưng rõ ràng việc sử dụng pin nhuộm càphê là phản khoa học, là tội ác, gây ảnh hưởng đến tâm lý xấu đối với người dân.
"Tôi đề nghị cơ quan chức năng sớm điều tra làm rõ và xử lý nghiêm vụ việc để lấy lại uy tín, thương hiệu càphê Đắk Nông" - bà Lành nói.
Đại tá Lê Vinh Quy - Phó Giám đốc Công an tỉnh - thông tin, cơ sở của bà Loan có hành vi sử dụng dung dịch màu đen (hỗn hợp nước và pin) để ngâm, tẩm nhuộm đen phế phẩm càphê. Phế phẩm càphê bao gồm càphê nhân nát vụn và vỏ càphê. Tại hiện trường, đoàn liên ngành đã lập biên bản, niêm phong hơn 21 tấn càphê bẩn đã được đóng bao bì.
“Chúng tôi đang làm rõ động cơ, mục đích của chủ cơ sở… Quá trình làm việc với công an, bà Loan khai báo quanh co nên chúng tôi cần thời gian đấu tranh làm rõ” - đại tá Quy nói.
Từ những kết quả điều tra ban đầu đã công bố, công an tỉnh đang tiếp tục điều tra làm rõ có hay không việc phế phẩm này đang làm phụ gia để cho vào rang xay hay không.
"Nếu xác định bà Loan dùng càphê này để chế biến thực phẩm thì có đủ cơ sở để truy cứu bà Loan về hành vi quy định tại Điều 317 Bộ luật Hình sự” - đại tá Quy nói.
Được biết, bà Loan đăng ký kinh doanh lần đầu năm 2016, thay đổi lần thứ nhất vào ngày 31.10.2017 và đã nộp thuế đầy đủ cho địa phương. Như vậy cơ sở bà Loan đã được cấp phép và hoạt động trong thời gian dài nhưng chính quyền sở tại không phát hiện. Về việc này, ông Nguyễn Văn Chương - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Sở NNPTNT tỉnh Đắk Nông) nêu khó: Địa điểm cơ sở sản xuất của bà Loan nằm khuất xa khu dân cư, chế biến nông sản mang tính lén lút.
Cà phê bẩn hại thương hiệu Việt
Vụ một cơ sở chế biến cà phê tại Đăk Nông dùng phụ phẩm để sản xuất cà phê và nhuộm màu cà phê bằng ... |
Ráo riết truy thu 3 tấn cà phê nhuộm pin
Làm việc với Công an tỉnh Đắk Nông, các đối tượng sản xuất, buôn bán tạp phẩm cà phê nhuộm than pin vẫn không khai ... |
Cảnh sát đã tạm giữ hơn 20 tấn cà phê trộn lõi pin
Công an tỉnh Đắk Nông thu giữ hơn 20 tấn cà phê thành phẩm tẩm hóa chất chuẩn bị xuất ra thị trường. Chủ cơ ... |
Xử lý hình sự vụ cà phê nhuộm than pin?
"Nếu thực sự sử dụng cà phê nhuộm chất bột trong pin để bán ra thị trường làm thực phẩm thì đây là hành vi ... |
Ngày đăng: 14:08 | 19/04/2018
/ https://laodong.vn