Trong 5 tháng đầu năm nay, tại 46 địa phương đã có gần 2.770 người đi khám từ 50 lần trở lên. Đây chỉ là 1 trong những mánh khóe để trục lợi bảo hiểm y tế

Phẫu thuật Phaco quy định nằm 2 ngày nhưng có những bệnh viện cho nằm đến 7, 8 ngày khiến chi phí bảo hiểm y tế tăng lên rất nhiều.

Hà Nội nợ bảo hiểm xã hội hơn 3.700 tỷ, nhiều nhất nước

Phát biểu tại hội nghị giải quyết vướng mắc trong khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế (BHTY) diễn ra hôm nay tại TP.HCM, ông Đặng Hồng Nam - Phó Vụ trưởng vụ BHYT cho biết, số lượng giám định viên về BHYT hiện nay còn thiếu, chỉ có 2.300 người.

Trong số này chỉ có 50% có trình độ y dược, số còn lại không có kiến thức chuyên ngành.

Cả nước có 3.000 cơ sở y tế tuyến huyện và 11.000 trạm y tế khám, chữa bệnh BHYT ban đầu, như vậy mỗi giám định viên phải giải quyết 5.000 hồ sơ mỗi tháng.

Theo ông Nam, nếu giám định viên không chuẩn mực về chuyên môn thì rất bất cập, dẫn đến sự không hiểu nhau giữa giám định viên và bác sĩ, giữa BHYT và cơ sở y tế.

cho benh nhan them ngay dieu tri de truc loi bao hiem y te

Còn nhiều vướng mắc trong khám chữa bệnh BHYT

Trường hợp điển hình là ở 1 huyện của tỉnh Quảng Ninh, BHYT tỉnh đã xuất toán 390 triệu vì lý do “gửi lên tuyến trên khi bệnh còn nhẹ”.

"Căn cứ vào đâu để nói bệnh nhẹ không đáng chuyển tuyến?" - ông Nam đặt câu hỏi.

Phó Vụ trưởng vụ BHYT nhận định đây là một vướng mắc trong lúc thanh toán khám chữa bệnh BHYT.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội cho biết, có 35 tỉnh có số chi khám chữa bệnh vượt trên 100% quỹ khám chữa bệnh.

Có những địa phương đã chi trên 100%, trong khi phải 3 tháng nữa mới hết năm. Thậm chí như Quảng Nam đã chi trên 200% trong 3 quý năm 2017.

Có nhiều lý do khiến quỹ khám chữa bệnh BHYT bị bội chi với số lượng lớn như giá dịch vụ y tế chưa hợp lý; tăng số lượng khám, chữa bệnh ngoại trú và điều trị nội trú bất hợp lý, kéo dài; lạm dụng chỉ định xét nghiệm; mua sắm sử dụng thuốc vật tư y tế chưa hợp lý và đặc biệt là trục lợi BHYT.

Ông Lê Văn Phúc – Phó Ban thực hiện Chính sách Bảo hiểm Y tế (Bảo hiểm xã hội VN) nhận định việc chỉ định cho bệnh nhân nằm quá giờ đã khiến cho chi phí BHYT tăng lên rất nhiều.

"Phẫu thuật Phaco - chữa bệnh đục thủy tinh thể, quy định nằm 2 ngày nhưng có những bệnh viện cho nằm đến 7, 8 ngày" - ông Phúc nói và cho biết, theo thống kê, 5 tháng đầu năm nay, 46 địa phương đã có gần 2.770 người đi khám từ 50 lần trở lên.

Tại Vĩnh Long, một bác sĩ đã lập khống 272 lượt khám chữa bệnh để đề nghị thanh toán trên 49 triệu đồng.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Chính phủ đang chỉ đạo sửa đổi Nghị định 105 sẽ giải quyết nhiều vướng mắc trong vấn đề thanh toán, quản lý quỹ, xử lý khó khăn hiện nay.

Bộ Y tế cũng sẽ điều chỉnh thông tư về giá dịch vụ y tế để phù hợp hơn hiện nay.

Bà Tiến khẳng định sẽ tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm, đặc biệt là trục lợi BHYT.

cho benh nhan them ngay dieu tri de truc loi bao hiem y te 47% nguồn tài chính cho y tế do hộ gia đình chi trả

Theo số liệu của tài khoản y tế quốc gia năm 2015, nguồn tài chính cho y tế từ hộ gia đình (bao gồm: bảo ...

cho benh nhan them ngay dieu tri de truc loi bao hiem y te Quỹ bảo hiểm y tế dự kiến bội chi 10.000 tỷ đồng năm 2017

Điều chỉnh giá dịch vụ y tế là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều địa phương bội chi quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y ...

cho benh nhan them ngay dieu tri de truc loi bao hiem y te Vụ án Giám đốc viện Nhi bày mưu giết vợ từng chấn động Hà Nội: Chân dung vị bác sĩ tài giỏi (Kỳ 1)

Vụ án tưởng chừng như sẽ bị chôn vùi, người xấu số sẽ phải ôm nỗi oan khuất xuống cửu tuyền thì bất ngờ sự ...

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/manh-khoe-truc-loi-bao-hiem-y-te-405033.html

Ngày đăng: 18:30 | 16/10/2017

/ Vietnamnet