Tại cuộc triển lãm lấy ý kiến người dân về Quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9, bên cạnh những ý kiến tỏ ra háo hức, vui mừng chờ đợi công trình, không ít người dân còn nghi ngại về hiệu quả của dự án.

Sáng 9/3, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) bắt đầu trưng bày, lấy ý kiến nhân dân về Quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9, thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2 (đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, Hà Nội).

Tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm), đông đảo người dân tới tham quan, tham gia bàn luận, đóng góp ý kiến với nhiều quan điểm trái chiều.

cho 10 nam moi duoc nhin thiet ke ga ngam canh ho guom dan hy vong khong bi an banh ve

Người dân chăm chú quan sát thiết kế quy hoạch tổng thể mặt bằng ga ngầm C9. (Ảnh: Kim Thược)

Chờ 10 năm mới được nhìn thiết kế

Sau khi quan sát rất kĩ từng chi tiết trong bản thiết kế, ông Nguyễn Văn Khê (73 tuổi, sống tại quận Hoàn Kiếm) cho biết: "Nhìn qua phối cảnh thiết kế của ga ngầm C9, tôi thấy hình thức cửa ra vào còn sơ sài, chưa xứng tầm với một công trình nằm trong tổng thể khu vực văn hóa tâm linh số một của thành phố".

Ông Khê nói đã nghe thông tin về công trình này cách đây khoảng 10 năm nhưng đến nay mới thấy Hà Nội lấy ý kiến của người dân khu vực Hoàn Kiếm.

"Tôi đã đọc thông tin về công trình này trên 4 tờ tạp chí và đương nhiên rất mong chờ dự án này sớm đi vào thực hiện. Tôi cũng già rồi. Tôi có mong chờ công trình này cũng là cho con cháu mình thôi. Hy vọng công trình sẽ được thực hiện theo đúng lộ trình đã được đề ra", ông Khê nói.

Cũng giống ông Khê, ông Nguyễn Vinh Thiện (70 tuổi, sống tại phố Hàng Giấy) đã nghe đến dự án này từ lâu nên rất háo hức dù chỉ được nhìn thấythiết kế trưng bày.

"Đọc báo thấy có tin Hà Nội lấy ý kiến của người dân về thiết kế quy hoạch ga ngầm C9 là tôi phải chạy ra xem luôn. Đương nhiên, về thiết kế chi tiết như thế nào tôi không hiểu lắm nhưng điều chúng tôi quan tâm là ga C9 này sẽ nối đến những điểm nào. Điều này rất quan trọng", ông Thiện chia sẻ.

cho 10 nam moi duoc nhin thiet ke ga ngam canh ho guom dan hy vong khong bi an banh ve

Ông Nguyễn Văn Khê tới tham quan triểm lãm. (Ảnh: Kim Thược)

Ông Thiện giải thích về tầm quan trọng của dự án này đối với người dân khu vực phố cổ: "Không phải con cháu chúng tôi muốn "sống chết" ở phố cổ chật hẹp này nhưng vì giao thông không thuận tiện nên muốn sống xa gia đình cũng khó.

Nếu có tàu sắt chạy ra khu vực ngoại thành thì việc đi lại sẽ thuận tiện hơn. Con cháu chúng tôi mua nhà sống ở nơi khác muốn quay lại làm việc, thăm ông bà, bố mẹ trong khu vực này cũng dễ dàng.

Phát triển giao thông liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của chính gia đình, đến tương lai con cháu chúng tôi. Tôi đến xem thiết kế cũng là muốn xem tầm nhìn quy hoạch giao thông đô thị 20 - 30 năm nữa của Thủ đô, sau đó sẽ có sự trao đổi với con cháu".

Khi tham quan triển lãm, nhiều người dân cũng quan tâm đến vấn đề tổng thể quy hoạch của ga ngầm C9 vì ga nằm trong một vị trí khá đặc biệt là trung tâm văn hóa, có nhiều công trình lịch sử quốc gia của Thủ đô.

cho 10 nam moi duoc nhin thiet ke ga ngam canh ho guom dan hy vong khong bi an banh ve

Ông Nguyễn Lý Thắng trả lời PV VTC News. (Ảnh: Kim Thược)

Ông Nguyễn Lý Thắng (60 tuổi, sống tại đường Đinh Tiên Hoàng) bày tỏ: "Phần diện tích nhà ga như vậy là ổn. Thế nhưng, việc xây dựng ảnh hưởng đến 4 tuyến đường lớn, cửa ngõ vào phố cổ nên cần có sự xem xét kĩ lưỡng.

Đường khu vực này thường xuyên bị ách tắc giao thông, nếu tiếp tục xây dựng trong thời gian dài, dồn xe cộ vào các đường nhỏ trong phố cổ sẽ gây ra cảnh ách tắc kinh hoàng hơn.

Hơn nữa, đây là khu vực lịch sử, muốn xây dựng, ngoài ý kiến của người dân cần lấy ý kiến của nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà sử học... để khi thực hiện công trình phải xứng tầm với vị trí trung tâm của Thủ đô ngàn năm văn hiến".

 

"Khi làm phải sử dụng các thiết bị tối tân, hiện đại nhất chứ không phải sử dụng lại công nghệ của các nước phát triển cách đây vài chục năm.

Nếu sử dụng công nghệ, thiết bị cũ cách đây vài chục năm, theo lộ trình hoàn thành vài ba chục năm nữa thì quá lạc hậu so với thế giới", ông Thắng nói.

Lo sợ bị "ăn bánh vẽ"

Tại cuộc triển lãm, bên cạnh những ý kiến tỏ ra háo hức, vui mừng chờ đợi công trình này, không ít người nghi ngại về hiệu quả của dự án.

"Dự án 2A Cát Linh - Hà Đông đã khiến người dân chúng tôi quá thất vọng. Mặc dù nó sắp được đi vào hoạt động nhưng công nghệ lạc hậu, máy móc toa tàu cũ kĩ... gây lãng phí tiền của của nhân dân.

Chúng tôi hy vọng lần này thành phố sẽ có bước rút kinh nghiệm để làm một công trình hiện đại, mang bước đột phá cho giao thông Thủ đô. Mong rằng chúng tôi không phải ăn lại một "chiếc bánh vẽ", ông Nguyễn Vinh Thiện bày tỏ ý kiến.

cho 10 nam moi duoc nhin thiet ke ga ngam canh ho guom dan hy vong khong bi an banh ve

Người dân Thủ đô hy vọng không bị "ăn bánh vẽ" khi dự án xây dựng ga tàu điện ngầm cạnh Hồ Gươm được triển khai. (Ảnh: Kim Thược)

 

cho 10 nam moi duoc nhin thiet ke ga ngam canh ho guom dan hy vong khong bi an banh ve

Chúng tôi hy vọng, lần này thành phố sẽ có bước rút kinh nghiệm để làm một công trình hiện đại, mang bước đột phá cho giao thông Thủ đô. Mong rằng chúng tôi không phải ăn lại một "chiếc bánh vẽ".

Ông: Nguyễn Vinh Thiện

Không chỉ quan tâm đến công nghệ, nhiều người dân cũng đặt câu hỏi cho đại diện nhà đầu tư liên quan đến các vấn đề như: nguồn vốn xây dựng, đơn vị thi công và thiết kế...

Sau khi được đại diện chủ đầu tư giải thích vốn xây dựng từ nguồn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam, bà Trịnh Kiều Anh (45 tuổi, ở khu phố Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm) chia sẻ: "Ban đầu, tôi không có niềm tin vào dự án này sau nhiều năm chờ đợi. Thế nhưng, khi đến tham quan trưng bày, thấy người giúp chúng ta là một cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA) thì tôi lấy lại niềm tin. Đôi khi, người giúp chúng ta đóng vai trò rất quan trọng".

"Theo tôi, muốn hạn chế phương tiện cá nhân thì bắt buộc phải nâng cao hiệu quả và mở rộng các công trình giao thông công cộng.

Đây là cách giải duy nhất của bài toán ùn tắc giao thông của Thủ đô. Đây cũng là cách để Hà Nội giải bài toán di dân phố cổ vốn bế tắc bấy lâu nay", bà Kiều Anh nói.

Trả lời PV VTC News, ông Trần Thế Bình, đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (chủ đầu tư) cho biết: "Vì đây là công trình quan trọng của Thủ đô nên trước khi lấy ý kiến của người dân chúng tôi đã lấy ý kiến của các kiến trúc sư, nhà khoa học, nhà sử học, nhà văn hóa...

Cụ thể, chúng tôi đã lấy ý kiến của các nhà sử học như: ông Dương Trung Quốc, Lê Văn Lan, Phan Huy Lê...".

cho 10 nam moi duoc nhin thiet ke ga ngam canh ho guom dan hy vong khong bi an banh ve

Ông Trần Thế Bình - đại diện chủ đầu tư trực tiếp giới thiệu, giải đáp và ghi nhận những ý kiến đóng góp của người dân về bản thiết kế ga ngầm C9. (Ảnh: Kim Thược)

Theo ông Bình, sau một ngày tổ chức, cuộc triểm lãm đã thu hút hàng ngàn người dân Thủ đô, du khách trong và ngoài nước tới tham quan, đóng góp ý kiến. Đa số người dân đều bày tỏ ý kiến đồng tình và mong chờ công trình sớm đi vào thực hiện.

"Nếu người dân có ý kiến thắc mắc, chúng tôi sẽ cử cán bộ trực để giải thích cặn kẽ để người dân hiểu. Ngoài ra, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn phiếu để người dân viết ra những ý kiến đóng góp của mình.

Chúng tôi chờ đợi những ý kiến đóng góp của người dân không chỉ trong triển lãm 30 ngày lần này mà còn trên nhiều kênh thông tin của UBND TP Hà Nội.

Đây sẽ là những ý kiến thiết thực nhất để hoàn thiện tổng thể quy hoạch, thiết kế dự án ga ngầm C9", vị đại diện chủ đầu tư nói.

Thông tin về quy hoạch tổng thể mặt bằng ga C9

Theo quy hoạch tổng mặt bằng, nhà ga chính C9 được xem xét bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng và phần dưới vườn hoa Hồ Gươm, dài 150 m, rộng 21,4 m, sâu 17,45 m, có 3 tầng (tầng trung chuyển, tầng thiết bị và tầng ke ga).

Khoảng cách ngắn nhất từ thân ga C9 tới Hồ Gươm là khoảng 10 m, tới tượng đài Cảm tử 81 m, đến đền Bà Kiệu 83 m, đến Tháp Bút 36 m, tới vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ 120 m.Ga có 4 cửa lên xuống.

Cửa số một được bố trí cùng cụm công trình phụ trợ trong khuôn viên Tổng Công ty Điện lực Hà Nội

Cửa số 2 có một phần nằm trên vỉa hè đường Trần Nguyên Hãn và trên một phần đất của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.

Cửa số 3 nằm trong khu vực vườn hoa Hồ Gươm (khu vực nhà vệ sinh đối diện Tổng Công ty Điện lực Hà Nội).

Cửa lên xuống số 4 có 2 phương án, nằm ở phía trước điểm thông tin và hỗ trợ khách du lịch (cửa hàng Hồ Gươm Audio - Video Hà Nội cũ) hoặc dịch chuyển vị trí ra phố Hàng Dầu để tránh xâm phạm vào vùng bảo vệ I của di tích đền Bà Kiệu.

cho 10 nam moi duoc nhin thiet ke ga ngam canh ho guom dan hy vong khong bi an banh ve Vỉa hè quanh hồ Gươm sẽ được lát toàn bộ bằng đá tự nhiên

Vỉa hè quanh hồ Gươm hiện được lát bằng hơn 20 loại gạch, đá khác nhau sẽ được thay bằng đã granite có nguồn gốc ...

cho 10 nam moi duoc nhin thiet ke ga ngam canh ho guom dan hy vong khong bi an banh ve Ý kiến trái chiều về phương án ga ngầm C9 ở Hồ Gươm

Nhiều ý kiến trái chiều về Quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9 ở Hồ Gươm (Hà Nội). Theo ghi nhận sáng 9-3, nhiều ...

Ngày đăng: 09:10 | 10/03/2018

/ https://vtc.vn