Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6/2021, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021.
Phiên họp tập trung thảo luận về 4 nội dung: Bối cảnh, tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm, những kết quả đạt được, những hạn chế, các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và dự báo tình hình, mục tiêu, phương hướng, quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ, giải pháp trong 6 tháng cuối năm; các nhiệm vụ, giải pháp để tháo gỡ khó khăn liên quan tới công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; một số nội dung liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong thời gian qua.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2021. Ảnh: TTXVN |
Phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tới thời điểm này, chúng ta vẫn chưa thay đổi mục tiêu đã đề ra, nhưng phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hài hòa giữa phòng, chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội. Theo đó, có nơi, có lúc phải ưu tiên cho nhiệm vụ phòng, chống dịch, có nơi, có lúc phải ưu tiên cho nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, có nơi, có lúc phải cân bằng cả hai mục tiêu, nhiệm vụ này.
Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế khả quan dù chịu tác động từ dịch bệnh. Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2021 đạt 5,64%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2020. Các cân đối lớn được đảm bảo. Tiến độ thu ngân sách tích cực, lũy kế 6 tháng đạt 57,7% dự toán, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2020. An ninh lương thực được đảm bảo, dù một số quốc gia đang thiếu lương thực và giá cả tăng cao do dịch COVID-19. Giữ vững an ninh năng lượng, vận hành ổn định thị trường điện...
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, dự kiến từ quý III/2021, số lượng vaccine phòng COVID-19 về Việt Nam tương đối lớn (khoảng 30 triệu liều trong quý III). Các bộ, cơ quan đang tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine trong nước. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực hiện chiến dịch tiêm chủng trên quy mô toàn quốc, phấn đấu đạt 70-75% người dân được tiêm vào cuối năm 2021, đầu năm 2022. Tính đến ngày 29/6, cả nước đã có hơn 3,61 triệu liều vaccine được tiêm, trong đó có gần 200.000 người được tiêm đủ 2 liều.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, dịch COVID-19 đang được kiểm soát; một số ổ dịch được ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi; cuộc sống người dân, hoạt động các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp dần trở lại bình thường; kinh tế vẫn tăng trưởng cao, giải ngân vốn đạt cao, các số liệu thống kê kinh tế-xã hội cho thấy kết quả tốt, được các định chế tài chính quốc tế đánh giá tích cực; kinh tế vĩ mô ổn định, CPI thấp nhất nhiều năm qua; thị trường tiền tệ, lãi suất ổn định; thu ngân sách tăng khá; tăng trưởng GDP đạt cao; xuất khẩu tăng; an sinh xã hội, đời sống nhân dân được bảo đảm; một số cơ sở dữ liệu lớn như cơ sở dữ liệu dân cư đã hoàn thành; thương mại điện tử phát triển mạnh; môi trường sống được cải thiện; an ninh, quốc phòng được giữ vững; đối ngoại được đẩy mạnh và tăng cường, đặc biệt là ngoại giao vaccine được thực hiện tích cực, góp phần thực hiện hiệu quả chiến lược vaccine…
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn thông báo kết quả họp thường kỳ Chính phủ. |
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự đồng hành vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân đã đồng hành cùng Chính phủ để thực hiện các nhiệm vụ và đạt được kết quả như trên, đặc biệt là các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch như Y tế, Công an, Quân đội, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19...
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nêu rõ những khó khăn, hạn chế, yếu kém trong thời gian qua cần khắc phục; chỉ ra những nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế, yếu kém; phân tích bài học kinh nghiệm và cả những thành công và hạn chế.
Thủ tướng Chính phủ khẳng định, chúng ta thống nhất chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giữ nguyên hai kịch bản là tăng trưởng 6% hoặc 6,5%. Nhưng dù kịch bản nào thì cũng phải cố gắng rất nhiều, với quan điểm là kiên trì thực hiện mục tiêu kép, không máy móc, không cứng nhắc, phải căn cứ tình hình thực tế của mỗi ngành, đơn vị, địa phương, thời điểm cụ thể và lựa chọn ưu tiên phù hợp, cân bằng giữa chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội.
Thủ tướng định hướng thực hiện hài hoà, hợp lý giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá với các chính sách khác để giữ ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế-xã hội; thực hiện thành công chiến lược vaccine; đẩy mạnh hơn nữa ba đột phá chiến lược, nhất là về thể chế, đầu tư cho hạ tầng chiến lược, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy các thị trường xuất khẩu đa dạng, phong phú hơn…; đồng thời yêu cầu các ngành, các cấp tiếp tục các biện pháp giữ vững ổn định an ninh, quốc phòng; tăng cường ngoại giao vaccine; tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tham ô, lãng phí, sách nhiễu; thúc đẩy cải cách hành chính, có các cơ chế thông thoáng để thu hút đầu tư; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; quan tâm công tác thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu, ủng hộ, thực hiện; khôi phục lại việc làm ở những nơi có việc, không để đứt gãy thị trường lao động, nhất là có phương án bảo đảm sản xuất trong điều kiện dịch bệnh ở khu công nghiệp như vừa qua; bảo đảm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 an toàn, đúng luật, hiệu quả để kết thúc năm học 2020-2021 thắng lợi…
12 nhóm chính sách hỗ trợ người lao động khó khăn từ gói 26.000 tỷ đồng
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, Chính phủ đã ban hành nghị quyết hỗ trợ người lao động và người sử dụng ... |
GDP 6 tháng tăng 5,64%
Dù dịch diễn biến phức tạp, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2021 vẫn đạt hơn 5,64%, so với mức tăng 1,82% cùng ... |
Ngày đăng: 09:23 | 02/07/2021
/ cand.com.vn