Dù đã kết thúc từ 100 năm trước, cuộc chiến được mệnh danh là “cuộc chiến kết thúc mọi cuộc chiến“ này thực chất lại không kết thúc được bất cứ điều gì mà còn để lại rất nhiều dấu hỏi lớn cho nhân loại.
Vụ nổ lớn nhất Chiến tranh thế giới thứ nhất được thực hiện với hơn 400.000 kg thuốc nổ chôn dưới một quả đồi sâu 30 mét. Vụ nổ này diễn ra ở Pháp và người ta có thể nghe rõ nó từ London, thủ đô nước Anh. Nguồn ảnh: Theatlantics.
Chưa hề có bất cứ một luật lệ nào ra đời trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất để bảo vệ các phóng viên, nhà báo đưa tin về cuộc chiến này. Vậy nên các nhà báo chiến trường hay nhiếp ảnh gia cầm chắc án tử khi lọt vào tay đối phương. Nguồn ảnh: Theatlantics.
Ngoài đạn pháo và lương thực, 12 triệu lá thư cũng được các phe chuyển ra chiến trường trong mỗi tuần diễn ra cuộc chiến này. Do tính chất của cuộc chiến tranh này là giằng co trên trận tuyến, còn hậu cứ vẫn thông suốt để chuyển được tổng cộng 2 tỷ lá thư và 114 triệu bưu kiện ra mặt trận trong toàn cuộc chiến. Nguồn ảnh: Theatlantics.
Từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất, ngành phẫu thuật thẩm mỹ mới được ra đời để phục vụ cho các binh lính bị thương nghiêm trọng ở mặt dẫn tới biến dạng. Tất nhiên là phẫu thuật thẩm mỹ khi này rất sơ khai, chưa thể hiện đại được như ngày nay. Nguồn ảnh: Theatlantics.
Người lính trẻ nhất tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất mới chỉ 12 tuổi, người thiếu niên ưu tú này đã nói dối tuổi của mình để nhập ngũ và bằng một cách thần kỳ nào đó, anh ta đã sống sót qua cuộc chiến. Nguồn ảnh: Theatlantics.
Trong năm 1918, phía Anh tính rằng mỗi giờ, quân đội của họ ở châu Âu bắn hết một lượng đạn tương đương với giá trị 4 triệu Bảng. Con số này bao gồm cả đạn súng trường và đạn pháo các loại. Nguồn ảnh: Theatlantics.
Cũng chính với việc binh lính "đốt" tiền ở ngoài mặt trận như vậy, Chiến tranh Thế giới thứ nhất được coi là nguyên nhân khiến Anh mất đi vị thế cường quốc trên thế giới. Nguồn ảnh: Theatlantics.
Một trong những phát minh được coi là vĩ đại ra đời trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất nữa chính là Ngân Hàng Máu. Người Anh đã dựng lên một ngân hàng bảo quản máu đầu tiên trên thế giới ngay tại mặt trận vào năm 1917 và bảo quản được máu trong 28 ngày liền. Nguồn ảnh: Theatlantics.
Tỷ lệ sống sót của binh lính khi giao tranh dưới chiến hào là 9/10, nghĩa là hiếm hoi lắm mới có một người lính tử trận. Binh lính trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất tử trận nhiều bởi bom và trong những đợt xung phong nhiều hơn nhiều so với những lực lượng chỉ giao tranh dai dẳng dưới giao thông hào. Nguồn ảnh: Theatlantics.
Máy bay trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất có thể hạ cánh ở bất cứ đâu và rất yếu ớt do được làm chủ yếu từ gỗ và giấy. Ảnh: Một phi công Pháp trèo ra khỏi máy bay sau khi hạ cánh thành công lên... ngọn cây. Nguồn ảnh: Theatlantics.
Các sĩ quan bị cấm lao ra ngoài chiến hào trong Thế chiến Nhất. Nhiệm vụ của họ là ở dưới chiến hào và bắn bỏ bất cứ người lính hèn nhát nào quay đầu rút lui khi chưa có lệnh. Nguồn ảnh: Theatlantics.
Chó đã từng được làm nhiệm vụ thồ hàng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, ngoài ra còn có hàng trăm loại động vật khác tham gia trong trận chiến này với nhiều mục đích khác nhau. Nguồn ảnh: Theatlantics.
Không tưởng cách Mỹ thống trị bầu trời châu Âu trong CTTG 2
Sức mạnh của không quân Mỹ trên bầu trời châu Âu trong Thế chiến thứ 2 không đơn thuần chỉ nằm ở số lượng, mà ... |
Loạt ảnh màu khoảnh khắc khó quên về Chiến tranh thế giới 2
Chiến tranh thế giới 2 là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử khi có hàng triệu người thiệt mạng cùng nhiều ... |
Phi vụ Doolittle: Chiến dịch không kích đầu tiên của Mỹ vào Tokyo
Cuộc Không kích Doolittle vào ngày 18.4.1942 là cuộc không kích đầu tiên được Mỹ thực hiện nhắm vào đảo chính của Nhật Bản Honshu ... |
Ngày đăng: 22:00 | 24/01/2018
/ Dân Việt