Ảnh hưởng của Tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, khiến hình tượng Lã Bố cưỡi ngựa Xích thố tay cầm Phương thiên họa kích” đã ăn sâu vào tâm trí đời sau và trở thành “tạo hình mặc định” của Chiến Thần, trong các câu chuyện dân gian, trong thơ ca hay kịch nghệ.
Đệ nhất danh tướng thời Tam Quốc
Lữ Bố (160-199) còn gọi là Lã Bố tự là Phụng Tiên, người đất Cửu Nguyên, huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh châu (nay là Bao Đầu, Nội Mông). Cái tên Lữ Bố được biết tới rộng rãi, chủ yếu nhờ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này, Lữ Bố xuất hiện từ hồi 3 đến hồi 19. Lữ Bố được mệnh danh là Chiến Thần, phần lớn độc giả xem ông là vị tướng dũng mãnh nhất thời Tam quốc, hơn cả Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử, Mã Siêu.
Tất nhiên, trong chính sử Lữ Bố cũng là nhân vật kiệt xuất trong thời đại của ông. Theo ghi chép ở các sách Tam quốc chí, Ngụy Thư và Lữ Bố truyện, cha Lữ Bố là Lã Lương theo nghiệp tổ phụ, trấn thủ vùng biên giới. Mẹ là người họ Hoàng, con một đại phú hào, thông minh, hiền lành, có tri thức.
Ngay từ nhỏ, Lữ Bố đã thể hiện là một đứa trẻ có sức mạnh phi thường, tinh thông võ nghệ và vô cùng hiếu thắng. Lớn lên, Lữ Bố được gia đình cho học cầm kì thi thư và luyện võ. Nhưng sở thích lớn nhất của ông vẫn là côn quyền, cung tên, đao kiếm và luôn muốn cho mọi người thấy sự dũng mãnh của bản thân.
Sử sách Trung Quốc ghi lại rằng năm 11 tuổi Lữ Bố đã đánh bại đại lực sĩ nổi tiếng trong dòng tộc. Sau sự kiện đó, cả quận Ngũ Nguyên đều biết đến cái tên thiếu niên anh hùng Lữ Bố. Ngoài một số tình tiết hư cấu, nhìn chung Lữ Bố được La Quán Trung mô tả khá gần với hình ảnh trong sử sách: người dũng cảm khỏe mạnh, giỏi võ nghệ cung kiếm, nhưng chủ quan khinh suất, thiếu mưu lược và hay trở mặt.
Dưới ngòi búi của La Quán Trung, hình ảnh Lữ Bố được miêu tả như thế này: “Lữ Bố ra trận đầu búi tóc, đội kim quan, ngoài phủ giáp đường nghê, thắt bảo đới ti loan, mình mặc chiến bào đỏ thêu trăm hoa, ngoài khoác áo giáp thú diện liên hoàn, lưng đeo một bộ cung tên bạc, tay cầm phương thiên hoạ kích, cưỡi ngựa Xích Thố, dũng mãnh vô cùng”.
Ảnh hưởng của Tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, khiến hình tượng Lữ Bố cưỡi ngựa Xích thố tay cầm Phương thiên họa kích” đã ăn sâu vào tâm trí đời sau và trở thành “tạo hình mặc định” của Chiến Thần, trong các câu chuyện dân gian, trong thơ ca hay kịch nghệ.
Lữ Bố có sử dụng Phương thiên Họa kích không?
Nhưng nếu như Ngựa Xích Thố đúng là gắn liền với Lữ Bố kể từ khi Đổng Trác tặng ông (năm 189) cho tới khi Lữ Bố chết dưới tay Tào Thao ở lầu Bạch Môn tháng 2.199 thì Phương thiên Họa kích có phải là vũ khí bất li thân của Lữ Bố hay không, cho tới thời điểm hiện tại, vẫn là thứ gây tranh cãi dai dẳng.
Kích trông bề ngoài tương tự như thương hay mâu (các loại giáo) ở nhiều bộ phận, với một/hai lưỡi nhỏ hình trăng lưỡi liềm gắn vào phần đầu và một núm tua bằng lông ngựa màu đỏ đính vào chỗ mà phần đầu của vũ khí này nối liền với phần cán.
Có thể coi nó là loại vũ khí hỗn hợp, kết hợp giữa mâu với mác hoặc câu (một loại móc) với cán bằng tre hay gỗ. Kích thước phần mũi nhọn của giáo là khoảng 13–15 cm, phần lưỡi ở bên dài khoảng 15–17 cm. Có các loại kích cán dài (trường kích) được sử dụng đơn lẻ bằng cả hai tay và kích cán ngắn (đoản kích) được người ta sử dụng đồng thời cả hai kích gọi là song kích.
Về tên gọi các chủng loại có phương thiên kích, long nha kích, đơn đao kích, quân đao kích, cổ kích, hồ điệp kích… Các loại kích này có 2 hoặc 3 điểm tấn công sắc bén, (các) lưỡi bên và phần mũi của giáo, cộng với phần cán cũng có thể dùng để tấn công đối thủ.
Cách thức mà các lưỡi bên gắn với phần mũi chính là khác biệt tùy theo từng loại kích, nhưng thông thường luôn có các khoảng trống giữa phần mũi và các lưỡi bên. Các "khía" này có thể được sử dụng để làm kẹt vũ khí của đối phương và sau đó người dùng kích chỉ cần giật mạnh vũ khí địch để tước hoặc làm gãy vũ khí của đối thủ.
Người dùng kích có thể tấn công đối phương bằng cán của kích, với các lựa chọn như lôi kéo kích ngược lại để móc bằng lưỡi bên; hoặc tấn công địch thủ bằng phần lưỡi phẳng để đối phương ngã khỏi ngựa.
Trường mâu mới là vũ khí bất ly thân của Lữ Bố trên chiến trường
Câu hỏi thứ nhất: Lữ Bố có sở hữu Phương thiên Họa kích không? Trả lời: Có. Nhưng Lữ Bố không dùng kích khi xuất chiến hay giao đấu trực tiếp trong các trận đánh mà chỉ sử dụng kích khi tập luyện hay giữ nhiệm vụ canh gác trong phủ hay thành. Thời Lữ Bố vẫn còn theo Đinh Nguyên, rồi sau đó là Đổng Trác, tức chưa tới giai đoạn “tách ra làm ăn riêng”, vai trò của Chiến Thần, khi không cầm quân ra trận, là theo sát bảo vệ chủ nhân của mình. Khi đó, Phương thiên họa kích là vật luôn ở cạnh Lữ Bố.
Thời Tam Quốc, Kích chủ yếu được sử dụng trong bộ binh, đặc biệt là các đội bộ binh chuyên làm nhiệm vụ câu móc chân ngựa của kị binh đối thủ. Kích thời Tam Quốc cũng được dùng cho các nhóm kị binh ngồi xe ngựa trong các trận đánh giáp lá cà. Kích là một loại vũ khí tương đối khó sử dụng bởi cách cấu tạo phần lưỡi và trọng lượng thường nặng gấp rưỡi so với thương, mâu hay giáo. Thế nên, đại đa số các tướng xuất chiến không sử dụng kích làm vũ khi để giao tranh.
Lữ Bố cũng không ngoại lệ. Sách “Biên niên sử vũ khí cổ đại Trung Quốc” chép rằng: vũ khí ưa thích của Lữ Bố khi cưỡi Xích thố xông thẳng vào trận địa đối thủ hay khi giao đấu với tướng địch là trường mâu. Mâu là vũ khí biến thể của thương, vừa có thể đâm, gạt đối thủ nhờ hai lưỡi sắc và cạnh dài. Không chỉ Lữ Bố, Quan Vũ, Trương Phi hay Mã Siêu – những danh tướng thời Tam Quốc cũng đặc biệt ưu tiên trường mâu khi ra trận chiến đấu.
Hơn ngàn năm qua, Phương thiên Họa kích được coi là vật bất ly thân tạo nên hình tượng của Lữ Bố trong dân gian. Nhưng Lữ Bố được coi là Chiến Thần, không phải nhờ Phương thiên Họa kích mà là trường mâu, thứ vũ khí đã giúp ông hạ biết bao tướng địch trong thời đại của mình.
Kẻ vô danh đánh bại đệ nhất Chiến thần Lữ Bố là ai?
Những độc giả yêu thích “Tam quốc diễn nghĩa” đều biết đến bảng xếp hạng các vị danh tướng thời Tam Quốc: “Nhất Lã, nhị ... |
Ngày đăng: 10:39 | 02/04/2019
/ http://danviet.vn