Chiến lợi phẩm không chỉ là nguồn cung cấp phương tiện để tái trang bị cho lính mới mà còn là những rò rỉ bí mật quân sự trong các cuộc chiến.
Lính Đức quốc xã ưa thích chiến lợi phẩm nào?
Mũ sắt SSh-39 và SSh-40 của Hồng quân Liên Xô là sự lựa chọn hàng đầu của lính Đức. Mặc dù trọng lượng của những chiếc mũ sắt Liên Xô nặng hơn rất nhiều so với mũ sắt của lính Đức nhưng đi kèm với đó là sư bảo vệ tốt hơn trước các mảnh đạn hay đạn từ súng cá nhân. Mũ sắt Hồng quân trở nên đặc biệt giá trị đối với lính phát xít Đức vào giai đoạn cuối của cuộc chiến khi nên kinh tế của Đức đang suy thoái, khan hiếm nguyên liệu cho sản xuất nên thép dùng để sản xuất mũ sắt cho binh lính cũng không đủ, tất nhiên độ dày của chiếc mũ cũng bị giảm đi đáng kể.
Mũ sắt của Hồng quân là ưu tiên hàng đầu của binh lính phát xít Đức (Ảnh RT)
Như chúng ta đã biết, mùa đông nước Nga vốn đặc biệt khắc nghiệt, nhờ đó mà người Nga từng đánh thắng đạo quân thiện chiến của Napoeleon. Và quân đội phát xít Đức cũng không ngoại lệ. Vì thế với những người lính Đức khi đối mặt với mùa đông nước Nga, những vật phẩm giá trị thu được từ các thi thể binh lính Hồng quân lại chính là những tấm áo khoác và mũ che tai.
Nhưng, vật phẩm mà Đức quốc xã tìm kiếm nhiều nhất trong giai đoạn đầu của cuộc chiến là súng trường Tokarev (SVT), vũ khí cá nhân bán tự động mới nhất của Liên Xô khi đó. Súng trường SVT mới chỉ được đưa vào biên chế trước khi chiến tranh Liên Xô và Đức quốc xã diễn ra khoảng 2 năm. Trong cuộc bao vây pháo đài Brest, bộ binh Đức không thể xâm nhập vào bên trong pháo đài chỉ cho đến khi những người lính Xô viết hết đạn. Một lính bộ binh Liên Xô được huấn luyện tốt với hậu cần đảm bảo, có thể xạ kích 25 phát đạn mỗi phút.
Giai đoạn đầu của cuộc chiến, những khẩu súng trường SVT được lính Đức thu lại và gửi ngay về Đức trên các chuyến bay đầu tiên rời khỏi mặt trận. Những chiến lợi phẩm quý giá này trở thành cơ sở để người Đức nghiên cứu và phát triển thành công súng trường tự động nạp đạn Gewehr-41 (G-41). Tuy nhiên, người Đức cũng phải mất tới 2 năm để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề kỹ thuật với vũ khí mới. Mãi cho tới năm 1943, người Đức mới sản xuất và đưa nó ra chiến trường.
Cùng với súng trường SVT, một vũ khí khác của Liên Xô cũng rất được các binh sỹ Wehrmacht ưu ái là súng tiểu liên PPSh-41 (Shpagin) sử dụng đạn 7,26 x 25 mm. Những khẩu súng bị quân Đức quốc xã thu được và tái trang bị cho quân đội Đức dưới tên gọi MP-717 (Maschinenpistole 717). Nó được chính người Đức đánh giá cao hơn MP-40.
Hồng quân Liên Xô thích thu được những gì?
Từ năm 1943, Liên Xô có hẳn một "lữ đoàn chiến lợi phẩm" được giao nhiệm vụ thu thập chiến lợi phẩm từ những tù binh hay binh lính phát xít Đức hy sinh. Sau đó, chúng được tập hợp và gửi về các kho lưu trữ ở hậu phương để tái chế hay trang bị cho các binh sỹ Liên Xô. Việc thu thập chiến lợi phẩm này thực sự diễn ra hỗn loạn khi mà các binh lính thu thập tất cả mọi thứ có thể mang theo, cho dù đó là của phe ta hay của phe địch. Những người lính Liên Xô đã thu thập cả những mũ sắt của lính Đức, đặc biệt là những chiếc còn nguyên vẹn không bị hư hại.
Mũ sắt của lính Đức cũng được Hồng quân thu thập để đổi lấy nhu yêu phẩm (Ảnh RT)
Trọng tâm chính là thu thập các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh của đối phương. Những phương tiện còn hoạt động sẽ được tái biên chế cho các đơn vị xung kích, còn những phương tiện bị hư hỏng sẽ được tháo dỡ lấy những bộ phận còn sử dụng được để làm phụ tùng thay thế cho các phương tiện được tái sử dụng. Chỉ một số ít xe tăng và xe bọc thép của quân Đức còn nguyên vẹn bị bỏ lại và tái sử dụng. Hầu hết chúng được sử dụng trong việc nghiên cứu và thử nghiệm vũ khí mới cho chiến trường.
Phương tiện chiến tranh của quân Đức là ưu tiên hàng đầu của Hồng quân chiếm giữ và chuyển về hậu phương (Ảnh RT)
Những vũ khí cá nhân như súng trường của đối phương cũng có số phận tương tự. Sau khi được đưa về tuyến sau, chúng được kiểm tra, vũ khí còn sử dụng được sẽ gử ivề hậu phương nghiên cứu và lưu kho để tái trang bị cho các lực lượng tân binh. Sau chiến tranh, Liên Xô đã phá hủy rất nhiều vũ khí chiến lợi phẩm dư thừa của mình. Một phần chúng được đưa vào hệ thống vũ khí tài trợ cho các nước đồng minh của Liên Xô hoặc được bán cho các quốc gia ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Lạnh.
Việt Nam đã dùng chiến lợi phẩm từ Mỹ để đánh Polpot ra sao?
Thời chiến tranh biên giới Tây Nam, tướng lĩnh nhà ta có câu “nó đánh ta như ta đánh Mỹ, ta đánh nó như Mỹ ... |
Quân đội Syria thu chiến lợi phẩm hàng hiếm tại Daraa
Trong chiến dịch tấn công giải phóng tỉnh Daraa, lực lượng vũ trang Syria đã thu được chiến lợi phẩm là xe thiết giáp chở ... |
Ngày đăng: 06:55 | 31/01/2019
/ http://danviet.vn