Đây là khẳng định của GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - về những thay đổi của môn Ngữ Văn trong chương trình phổ thông mới.

chi pheo khong phai la tac pham bat buoc trong chuong trinh ngu van moi

Chia sẻ

Việc đưa tác phẩm Chí Phèo vào sách giáo khoa như thế nào sẽ tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người viết sách.

Theo đó, trong Chương trình trung học phổ thông mới chỉ còn 6 tác phẩm văn học bắt buộc gồm: "Bài thơ Thần", "Hịch tướng sĩ", "Bình Ngô đại cáo", "Truyện Kiều", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" và "Tuyên ngôn độc lập".

Tất cả các tác phẩm còn lại chỉ nêu trong một danh mục gợi ý giúp các tác giả SGK và giáo viên hình dung ra đề tài, kiểu loại văn bản và mức độ khó theo từng lớp và nhóm lớp; không bắt buộc đưa vào SGK.

Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao cũng nằm trong danh mục tác phẩm gợi ý đó.

Như vậy, việc đưa tác phẩm Chí Phèo vào dạy trong nhà trường như thế nào, có nên đưa đầy đủ, toàn vẹn hay có thể cắt bỏ một vài đoạn sẽ tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người viết SGK.

Ngoài ra, một trong những điểm khác biệt so với các chương trình trước đây là môn Ngữ văn được xây dựng xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của người học, để lựa chọn nội dung dạy học. Các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp tập trung vào 4 kỹ năng lớn là nghe, nói, đọc, viết.

Trước đó, cuối năm 2017, ông Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) đưa ra ý kiến loại bỏ tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi sách giáo khoa để tránh tác động xấu đến mặt nhận thức của học sinh. Ngay sau đó đã khiến dư luận bùng nổ làn sóng tranh cãi gay gắt.

Theo ông Nguyễn Sóng Hiền, nhiều nhà phê bình văn học đã cho rằng Chí Phèo đại diện cho tầng lớp nông dân bị lưu manh hoá, nhưng đây là một nhận xét phiến diện, mang tính áp đặt. Về khía cạnh giáo dục, hành động của Chí Phèo là đáng lên án và cần phê phán.

Ông cho rằng việc Chí Phèo giết Bá Kiến sau khi uống rượu say là một hành động không thể dung thứ, cho dù nhiều học giả và nhà phê bình hình tượng hóa nó là sự phản kháng của tầng lớp bần nông đối với giai cấp cường hào, ác bá. Thậm chí đó là sự quy chụp và áp đặt khiên cưỡng.

"Chí đã giết người trong lúc say, đó là hành vi không phải của một con người. Cho dù ở bất kỳ xã hội nào, những hành động đó đều đáng bị lên án và cách ly ra khỏi đời sống xã hội" - ông Hiền phân tích.

Ông cũng cho rằng "Chí Phèo" có thể tác động tiêu cực đến nhận thức của người học nên kiến nghị nên bỏ tác phẩm này ra khỏi sách giáo khoa. Bởi giáo dục phải hướng tới hạn chế tối thiểu những mặt trái, tác động tiêu cực đối với trẻ em.

Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng đề xuất của ông Hiền là không thể thực hiện, bởi tác phẩm đã mang ý nghĩa thời đại, tiêu biểu cho giai tầng khi nó ra đời.

chi pheo khong phai la tac pham bat buoc trong chuong trinh ngu van moi "Bắt bệnh" nguyên nhân đề xuất của 2 ông Hiền bị cộng đồng tẩy chay

Có một sự trùng hợp khá thú vị về tên của tác giả của hai ý tưởng gây sóng gió dư luận gần đây: PGS.TS ...

chi pheo khong phai la tac pham bat buoc trong chuong trinh ngu van moi Đòi bỏ Chí Phèo ra khỏi sách giáo khoa là thiển cận!

Khi chuyện cải cách tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền có phần “hạ nhiệt” thì dư luận lại ồn ào chuyện anh Nguyễn Sóng Hiền, ...

chi pheo khong phai la tac pham bat buoc trong chuong trinh ngu van moi Về một đề xuất "Chí Phèo"…

“Chí Phèo đại diện cho ai ?”, là một câu hỏi ngây thơ, giáo điều.

Ngày đăng: 15:54 | 12/01/2018

/ https://laodong.vn