Em cũng muốn giao cho anh mấy thứ tài liệu lặt vặt em vô tình giữ lại được. Anh ghi lấy số máy mới của em nhé. Nếu không gặp được thì cũng báo cho em biết để em khỏi chờ. Nào, em đọc nhé…
Chạy án (Kỳ 99)
Anh tổ chức canh gác, giám sát mọi người thật kỹ. Ngay bây giờ, anh cho thu tất cả điện thoại di động, cắt điện thoại ... |
Chạy án (Kỳ 98)
Cháu ơi là cháu! Thế này là cháu giết cả nhà cháu rồi đây. Không hiểu rồi khi biết chuyện này liệu bố cháu có ... |
Thực hiện nghiêm lệnh của Tổng Giám đốc, các nhân viên tín dụng của ngân hàng chúi đầu vào máy tính để lấy số liệu làm báo cáo. Trong số đó có nhân viên tín dụng Vũ Văn Đông. Đó là một người trạc gần bốn mươi tuổi, có bộ mặt thật thà.
Trong các phòng, nhân viên bảo vệ đứng khoanh tay nhìn mọi người.
Nhân viên phục vụ đi phát cơm hộp và nước uống.
Tại phòng bảo vệ, Đội trưởng Tuân gọi điện thoại về cho một gia đình:
- Alô, chị Toan hả? Đêm nay, ngân hàng có việc đột xuất, nhân viên phải ở làm việc cả đêm... Cứ yên tâm đi. Điện thoại di động cũng bị Tổng giám đốc thu rồi... Sao, chị không tin hả? Vậy mời chị tới ngân hàng gặp Tổng giám đốc nhé.
- Alô, anh Trúc phải không? Tối nay chịu khó "ngủ chay" nhé... Bà chị phải làm báo cáo tài chính... Vâng, điện thoại di động chúng em phải thu đây, để giữ bí mật thông tin mà. Nếu ông anh nghi ngờ thì cứ tới ngân hàng gặp Tổng giám đốc...Giời ạ! Loại tuổi "U50" của bà chị thì có biếu cũng chẳng ai dám nhận đâu. Yên tâm đi nhé.
****
Bữa cơm tối ở nhà ông Cẩm mang một không khí nặng nề khác thường, đặc biệt là sự u ám trên gương mặt của Lâm.
Bà Dung cố làm cho mọi người vui.
Bà rót rượu vang cho ông Cẩm:
- Từ nay, mình phải chịu khó uống rượu vang. Sách họ nói là uống rượu vang rất tốt cho tim mạch vì tẩy được váng mỡ bám ở động mạch vành. Bây giờ. mỗi tối mình phải uống hai ly.
Ông Cẩm cũng gật gù:
- Với tôi hai ly thì hơi ít. Mình cho tôi thêm một ly nữa.
Bà Dung nhìn cái ly:
- Hai ly này, mình tưởng ít à. Mà em không thích mình uống nhiều quá, ngủ say, ngáy như xe công nông chở nặng ấy.
Rồi bà bắt chước tiếng ngáy của ông Cẩm: "Poọc poọc poọc! poọc poọc...". Cả nhà cười vang, Lâm cũng cười theo.
Ông Cẩm:
- Nghĩ đến tiếng ngáy của mình mà xấu hổ. Ngày trước, khi tôi còn ở bộ đội, một lần suýt không được thăng cấp chỉ vì ngáy đấy.
Lâm ngạc nhiên:
- Sao có chuyện lạ thế?
- Hôm đó đại hội Đảng bộ Trung đoàn. Vì đêm hôm trước gặp mấy đồng đội cũ, nên quá chén... Sáng mệt đờ đẫn. Đến khi nghe báo cáo thì thấy nhạt như nước ốc, thế là buồn ngủ. Mà ngủ gật thì vẫn không quên... ngáy. Thế là cả hội trường cười ầm... Xấu hổ không còn biết lỗ nào mà chui. Đến khi xét nâng cấp hàm, có anh bới chuyện ấy ra và nâng quan điểm. Mấy người ghét mình cũng hùa vào... May mà Sư đoàn trưởng bảo vệ, cho là chuyện vặt. Nhưng cũng từ đấy, không bao giờ mình ngủ gật trong hội họp nữa, dù là mệt đến mấy.
Bà Dung cười:
- Người như bố Lâm mà cũng có kẻ ghét cơ à?
- Đến Thánh, đến Phật kia cũng còn khối người chả chịu thắp hương quỳ lạy nữa là tôi.
Rồi ông quay sang Lâm:
- Ngay thằng Lâm, chắc chắn là nó không ưa tính bố.
Lâm cười gượng:
- Lớp trẻ chúng con có những suy nghĩ khác. Nhưng bố lại cứ bắt phải theo cách nghĩ, cách sống như của thế hệ bố...
Ông Cẩm vui hẳn lên và giảng giải:
- Rất hay, con đã nêu ra một vấn đề mà có lẽ bố con mình cũng nên tranh luận cho ra nhẽ... Mẹ Dung làm trọng tài nhé.
Tự nhiên không khí trong bữa cơm vui hẳn lên.
Bà Dung:
- Em nhất trí làm trọng tài cho buổi "hội thảo" này. Nhưng đề nghị là phải bình đẳng. Chứ nhỡ bố thua rồi lại cậy là bố, bắt ép con là không được.
- Thì tranh luận là phải bình đẳng.
Ông Cẩm uống một ngụm rượu, rồi nói:
- Thế hệ của bố và trước đấy đã làm được một việc lớn, đó là đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Đó là những tháng ngày hào hùng, đẹp đẽ và rất tự hào, mãi mãi đáng tự hào. Hoàn cảnh lịch sử của đất nước, mục tiêu, nhiệm vụ của cả dân tộc trong thời kỳ ấy đã góp phần tạo nên tính cách, những quan điểm đạo đức cho một lớp người như bố...
Ông Cẩm vừa nói đến đó thì có điện thoại bàn.
Bà Dung ra nghe:
- Alô, ai đấy?
Tiếng một cô gái:
- Bác cho cháu hỏi, đây có phải nhà anh Lâm không ạ?
- Vâng, Lâm đang ăn cơm. Cô tên là gì?
- Cháu là Vy, cùng làm với anh Lâm.
Bà Dung quay ra gọi Lâm:
- Có cô Vy nào gọi con này.
Lâm giật bắn người, chạy ra:
- Alô, tôi, Lâm nghe đây.
- Em Vy đây mà. Gớm, tìm mãi mới ra số máy nhà anh. Em đang trốn lui trốn lủi, anh thì ung dung ở nhà. Đúng là con ông to có khác, không sợ gì luật pháp.
- Em đang ở đâu?
- Em ở Hải Phòng. Báo tin để anh biết... Mà thôi, nếu biết sợ thì xuống ngay với em. Nói chuyện điện thoại không được đâu.
- Trời ơi, đi ngay bây giờ à?
- Tùy anh thôi. Hơn nữa, em cũng muốn giao cho anh mấy thứ tài liệu lặt vặt em vô tình giữ lại được. Anh ghi lấy số máy mới của em nhé. Nếu không gặp được thì cũng báo cho em biết để em khỏi chờ. Nào, em đọc nhé…
Lâm lấy ngón tay dúng vào ly nước viết số lên mặt bàn, rồi mở máy điện thoại di động ghi lại số máy.
Lâm lại bàn ăn, nói:
- Con xin phép bố mẹ, con phải đi có việc.
Bà Dung lườm
- Con nào gọi mà phải đi vội vàng thế?
- Có việc ở ngân hàng ... Chiều nay chú Trác đã cho người tìm, mẹ bảo là con ốm ...
Bà Dung gật đầu xác nhận:
- Đúng rồi, mấy người gọi điện tìm con. Chắc hệ thống máy tính của ngân hàng mấy tay công an không chữa được, chú ấy mới lại cho mời con.
Lâm nhún vai không trả lời và chỉ khoác thêm chiếc áo ngoài rồi chạy đi.
Khi đi ngang qua nhà ông nội, Lâm dừng lại và rón rén đi vào ngó qua khe cửa.
Cụ Cần đứng như bất động trước bàn thờ. Lâm khẽ thở dài, rồi len lén quay ra. Chợt Lâm đá phải một chiếc xô ngoài sân.
Lâm chưa kịp phản ứng thì có tiếng ông gọi :
- Lâm đấy à?
Lâm không dám đi, liền dừng lại:
- Dạ, cháu đây.
- Sao không vào đi?
Lâm mở cửa vào.
Cụ Cần hỏi:
- Cháu đi đâu đấy?
Lâm ngạc nhiên:
- Sao ông biết là cháu đi?
- Là ông đoán thế. Cháu có việc phải đi, nhưng tạt qua đây, ngó xem ông còn sống hay chết có đúng không? Ông nghe tiếng chân của cháu đi rón rén mà. Ngày còn bé, cháu chạy cứ lạch bạch như vịt, bây giờ tiếng chân ấy, dù có đi nhẹ ông vẫn nhận ra.
Rồi ông vỗ về Lâm:
- Thôi cháu cứ đi đi. Dù sao thì cũng rất mừng là từ chiều nay, ông cháu mình đã hiểu nhau. Cái hoạn nạn của cháu cũng là của ông. Có gì khó khăn, không nói với ai được thì hãy nói với ông.
Lâm lúng búng:
- Cháu cảm ơn ông. Cháu đi đây.
Nói rồi, Lâm cúi đầu đi như chạy khỏi nhà.
Lâm lái ôtô đi Hải Phòng tìm Vy. Qua một cửa hàng bán sim card điện thoại di động trả trước, Lâm vào mua hai chiếc simcard.
Lâm lắp vào máy và gọi cho Vy:
- Anh đi xuống chỗ em đây.
- Khi nào tới Hải Phòng, gọi cho em nhé. Có lẽ em phải chuyển chỗ ở. Em biết là anh không quen ở những chỗ kém tiện nghi... Mà này, còn "mì chính" mang cho em vài gói nhé.
- Được rồi. Còn nhiều.
- Anh ơi, nếu còn tiền mang cho em vay một ít nhé.
- Anh còn không nhiều. Nhưng cứ yên tâm đi.
Nói rồi, Lâm tắt máy và lẩm bẩm:
- Thật đúng là đồ "chim gõ kiến".
(Còn tiếp)
Ngày đăng: 07:00 | 25/11/2019
Nguyễn Như Phong /