Vài ngày sau khi ông Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) tiếp tục chỉ trích Trung Quốc. 

Hôm qua, trước các nhà làm luật tại bang Saarland (Đức), Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đề cập cuộc họp ngày 26/3 có sự tham gia của Tổng thống Pháp - Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức - Angela Merkel. Tại đó, ông đã nói với Chủ tịch Trung Quốc – Tập Cận Bình rằng: "Tình hình không thể tiếp tục thế này được. Các công ty Trung Quốc được tự do tiếp cận thị trường châu Âu, còn chúng tôi lại không tiếp cận được thị trường Trung Quốc".

Ông cũng phàn nàn các khoản đầu tư của Trung Quốc vào châu lục này khiến các nước EU khó khăn hơn trong việc thống nhất về chính sách ngoại giao. Châu Âu gần đây ngày càng chỉ trích Trung Quốc nhiều hơn. Họ vừa gọi Trung Quốc là đối tác, nhưng cũng là đối thủ về kinh tế và quản trị. Thế giới đang ngày một lo ngại về tầm ảnh hưởng đang tăng lên của Trung Quốc, về các khoản đầu tư mang mục đích khác và nguy cơ nước này đột nhập vào mạng 5G để đánh cắp dữ liệu.

chau au lai phan nan chinh sach thuong mai cua trung quoc

Ông Juncker, Chủ tịch Tập, Tổng thống Macron và Thủ tướng Merkel trong cuộc gặp tuần trước. Ảnh: AFP

Nội bộ EU cũng chia rẽ về quan điểm trước sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc – Vành đai và Con đường. Một số coi đây là mối đe dọa với chủ quyền quốc gia. Trong khi đó, tháng trước, Italy lại ký thỏa thuận tham gia sáng kiến này.

Juncker cho biết ông không phản đối dự án này "miễn là các điều khoản hợp lý". Nếu công ty châu Âu có thể kiếm lời từ nó và "nếu anh không chỉ gặp toàn người Trung Quốc ở công trường, mà còn cả người châu Âu nữa, việc này hoàn toàn khả thi", ông cho biết.

Trong chuyến thăm châu Âu tháng trước, ông Tập đã nỗ lực xoa dịu mối nghi ngờ của châu lục này với các kế hoạch toàn cầu của mình. "Chúng ta không thể để sự nghi kỵ lẫn nhau cản đường mình được. Không nên phòng thủ với nhau và lo ngại người kia có thể làm gì sau lưng chúng ta. Đó là điều rất quan trọng. Đó là thứ chúng ta cần tránh", ông Tập cho biết trong buổi họp báo chung với ông Juncker, ông Macron và bà Merkel tuần trước.

chau au lai phan nan chinh sach thuong mai cua trung quoc Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Phản ứng của Chủ tịch Trung Quốc sau thời gian im lặng

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 1-4 mong muốn Mỹ hợp tác với Trung Quốc để giúp ổn định và giảm bớt rủi ...

chau au lai phan nan chinh sach thuong mai cua trung quoc Nguy cơ \'suy thoái tồi tệ nhất lịch sử\' TQ sau chiến tranh thương mại

Chuyên gia cảnh báo chiến tranh thương mại với Mỹ có thể gây thiệt hại nặng nề cho Trung Quốc và mang lại đợt suy ...

chau au lai phan nan chinh sach thuong mai cua trung quoc Căng thẳng Mỹ - Trung: Thương mại và hơn thế nữa

Vào ngày 28/3 và 29/3, các nhà thương lượng hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc sẽ lại gặp nhau ở Bắc Kinh, trong nỗ ...

Hà Thu (theo Bloomberg)

Ngày đăng: 16:15 | 02/04/2019

/ VnExpress