Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khi trả lời chất vấn của các đại biểu tại phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về các vấn đề nổi cộm của ngành sáng 19.3.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Ảnh PV
Chất vấn tại phiên họp, đại biểu Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đặt câu hỏi, pháp luật của chúng ta có hai vấn đề rất đáng quan tâm, có những chính sách Chính phủ không trình, nhưng cơ quan thẩm tra đề xuất và có những chính sách khác nhau giữa cơ quan thẩm tra và đại biểu Quốc hội. Hiện nay xử lý mối quan hệ này như thế nào và Bộ trưởng tham mưu Chính phủ giải pháp gì để đáp ứng nhu cầu cuộc sống và nâng cao chất lượng ban hành pháp luật của chúng ta hiện nay?
Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có ý tưởng rất tiến bộ là lập đề nghị và tách quy trình lập chính sách thành quy trình riêng, làm trước và làm kĩ. Theo yêu cầu của luật, phải bóc tách từng chính sách và đánh giá riêng từng chính sách, tác động chính sách đến đâu, nếu đưa chính sách này thì hệ quả đối với xã hội..., sau đó trình chính sách này lên Chính phủ xem xét, thông qua.
Trong thời gian qua, Bộ Tư pháp cố gắng “canh” việc này, trên thực tế xảy ra số lượng chính sách bổ sung quá trình sau, nhưng phải quay trở lại đánh giá xem xét thông qua. Trên thực tế, liên quan đến câu chuyện luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Giáo dục, trong đó đánh giá hai chính sách về lương, thu nhập với giáo viên. Đây là bổ sung ban đầu, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo có đánh giá.
Tranh luận về vấn đề trên, đại biểu Ngô Thị Minh- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội yêu cầu Bộ trưởng làm rõ thêm trách nhiệm thẩm định của mình với Luật Giáo dục về hai vấn đề quan trọng: Lương của nhà giáo phải xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương của đơn vị hành chính sự nghiệp hiện nay và phổ cập bắt buộc 9 năm từ năm 2020.
Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xin phép tìm hiểu thêm về nội dung phổ cập 9 năm. Bên cạnh đó, liên quan đến vấn đề về lương, quan điểm thống nhất hệ thống giáo dục và giáo viên hưởng thang bảng lương cao nhất hoàn toàn phù hợp và có tính thuyết phục.
Tuy nhiên, khi rà soát lương và phụ cấp của nhà giáo liên quan đến quy định ở nhiều văn bản khác nhau, từ luật, nghị định Chính Phủ, thông tư..., theo nguyên lý nhất quán các vấn đề dự án chính sách không quy định pháp luật chuyên ngành thì việc quy định trực tiếp trong Luật Giáo dục phần nào ảnh hưởng đến nguyên tắc này. Nếu đợi văn bản quy định chung về chế độ chính sách trong đó có chính sách với nhà giáo thì chậm. Về vấn đề này, cần xử lý ngay theo hướng có những ngoại lệ với giáo viên.
Nâng bậc lương cho giáo viên: Đừng để nhà giáo chờ mãi một quan điểm hết sức nhân văn
Xác định mức độ cần thiết của việc quan tâm tới chính sách lương cho giáo viên, nhiều chuyên gia cho rằng, không nên để ... |
Bỏ tăng lương cho giáo viên: Ngành giáo dục có mất nhân tài?
Việc bác bỏ tăng lương cho giáo viên có thể khiến người giỏi không hứng thú đến những vùng khó khăn và không đăng ký ... |
Ngày đăng: 11:31 | 19/03/2018
/ https://laodong.vn