Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao cho hay, việc xây dựng bức tượng vua Lý Thái Tông nếu có trong tương lai, sẽ bằng sự đóng góp của cán bộ, không phải ngân sách Nhà nước.
Chiều 28.4, kết luận tại phiên họp Hội đồng nghệ thuật xây dựng tượng vua Lý Thái Tông và cố Chánh án TAND Tối cao qua các thời kỳ, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình nêu: Thông qua việc xây dựng hình tượng, còn gửi gắm vào đó thông điệp khẳng định vị thế của dân tộc.
“Chúng ta đã chọn hoàng đế, tỉ mỉ, nhất quán. Đây không phải là việc làm không có căn cứ khoa học mà là có bài bản”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình phát biểu và cho hay có dựa vào ý kiến của các nhà khoa học để làm dự án này.
Theo Chánh án, các nhà kiến trúc, điêu khắc… đã lao tâm khổ tứ, sáng tác công phu, nghiên cứu lịch sử, văn hóa từng thời kỳ và tham khảo ý kiến các nhà sử học để gửi vào những phác thảo (3 hình mẫu vua Lý Thái Tông).
Sau phiên họp, Chánh án thấy, các ý kiến đều lựa chọn phương án một, nhưng có điều chỉnh. Tinh thần chung, các nhà sử học, kiến trúc sư… muốn tác giả thể hiện bức tượng thuần Việt hơn, mang bản sắc thời Lý, bản sắc thời kỳ công lý xét xử sâu sát hơn; nhằm giáo dục phẩm chất thanh liêm, gần dân, thanh dân của các đời vua Lý.
Thời gian vừa qua, Tòa án Tối cáo thận trọng, lấy ý kiến của đông đảo người dân. “Tôi đồng ý việc có ý kiến thì áp lực nhiều. Như vậy thể hiện chúng ta lắng nghe dư luận và tiếp thu ý kiến, thì chất lượng sẽ rất cao”, Chánh án nói và khẳng định, việc tổ chức lấy ý kiến là cần thiết, ngành trân trọng, lắng nghe.
Sau phiên họp hôm nay, Chánh án đề nghị, trước đó đã lấy ý kiến đông đảo trên mạng xã hội, đến nay không lấy nữa; với tác giả điêu khắc, đây là ý kiến ban đầu, tiếp thu ý kiến của các nhà sử học, để hoàn thiện. Trước mắt trong thời gian dịch COVID-19, ngành chưa đặt ra việc xây dựng; việc xây dựng bức tượng này nếu có trong tương lai sẽ bằng sự đóng góp của cán bộ, không phải ngân sách Nhà nước.
Trước đó, trong công văn 141, TAND Tối cao đưa ra 3 mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông để làm biểu tượng cho ngành, lấy ý kiến của người dân. Trước việc này, nhiều người dân cho rằng lãng phí nếu xây dựng tượng ở khắp các trụ sở tòa án.
Tuy nhiên, Chánh Văn phòng TAND Tối cao khẳng định, việc dựng tượng chỉ ở quảng trường Công Lý của trụ sở mới TAND Tối cao ở 43 Hai Bà Trưng. Ban đầu, chi phí dự kiến nằm trong gói Dự án xây dựng trụ sở.
Hà Nội: Đề xuất xây 2 tượng đài Độc Lập và chiến thắng B52
TP Hà Nội nhận được 2 đề xuất xây dựng “Tượng đài Độc Lập” và “Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ trên không”. |
Không nên xây dựng tượng đài Vua Hùng tràn lan
Khi chưa thống nhất nhân diện Vua Hùng thì không nên xây tượng đài tràn lan các tỉnh thành và nơi thờ tự. |
Ngày đăng: 19:24 | 28/04/2020
/ laodong.vn