Chen Yu, 22 tuổi (người Trung Quốc) giờ đây như một đứa 'đứa trẻ to xác' điển hình, chỉ chờ tiền "rót" vào miệng. 

Ngày 7/12, bà Liu, mẹ của Chenyu, một người phụ nữ mạnh mẽ với sự nghiệp thành công, đã chia sẻ với New Evening News, một trang tin Hong Kong về thất bại đời mình. Từ cuộc hôn nhân tan vỡ đến việc giáo dục con thất bại, bà Liu nhiều lần rơi nước mắt.

Bà Liu là giám đốc điều hành của một công ty tại Cáp Nhĩ Tân và ông Ning là nhân viên của một doanh nghiệp nhà nước. Mùa xuân năm 2006, họ chia tay trong hòa bình, do bất đồng chính kiến. Chen Yu sống với bố từ đó. Cô Liu dần có sự nghiệp mạnh mẽ, còn ông Ning có thời gian vui vẻ.

Sau khi bố mẹ ly hôn, Chen Yu được nhà bà nội đón nhận. Chen Yu là "hạt giống duy nhất" của gia đình và là nguồn sống của bà. Kể từ đó, bà quyết định để lại những điều tốt đẹp nhất cho cháu trai, không bao giờ để cháu phải chịu thiệt thòi.

Một năm sau, Liu và ông Ning đều lập gia đình, và cố gắng bù đắp cho con trai. Miễn là những gì cậu muốn, hai người và bà đều chiều vô điều kiện. Tuy nhiên, tình yêu này không khiến Chenyu trở nên mạnh mẽ, mà khiến cậu ngày càng trở nên cô lập.

chang trai 22 tuoi bi cha me va ba noi nuoi thanh em be tam gui

Chàng trai được nuôi lớn bằng những đáp ứng bất tận về vật chất, khiến cậu mất hẳn bản năng sinh tồn. Ảnh: New Evening News.

Chen Yu không có bạn bè ở trường, và hiếm khi giao tiếp với người khác. Điểm của cậu thấp hơn bạn bè trong lớp. Cả cô Liu và ông Ning đều từng phải đi gặp giáo viên của con, nhưng họ không thức tỉnh và bỏ lỡ thời gian tốt nhất cho giáo dục. Chen Yu cũng ngày càng đi sai đường hơn.

Bà nội trở thành "chiếc ô bảo vệ" của Chen Yu và cháu trai của bà không được phép sai. Có một lần, bà thấy cô cháu gái 5 tuổi của mình ăn một miếng bánh mì của Chenyu vì đói. Bà lẳng lặng đi ra ngoài và mua về 3 túi bánh mỳ cho Chenyu, giữa lúc chân đau và tuyết rơi dày. Quan điểm của bà là: Không ai có thể chạm vào những thứ của cháu trai.

Trong khi ấy, cả ông Ning và bà Liu đều bận rộn với công việc và cuộc sống. Người mẹ đã có sự nghiệp nhảy vọt sau 10 năm. Mặc dù vậy, đứa con trai luôn là tâm bệnh của bà. Vào năm 2014, Chen Yu là học sinh năm cuối tại một trường trung học tư thục ở Cáp Nhĩ Tân. Bà Liu đã đề nghị cho con trai đi du học.

Liu gửi Chen Yu đến New Zealand để học tại trường dự bị. Tuy nhiên cậu vẫn không có bạn bè, hầu như không giao tiếp với mọi người và chơi game là cách chính để giết thời gian.

Về mặt tiền bạc, Chen Yu không bao giờ biết thế nào là hạn chế. Nếu muốn về nhà, cậu sẽ bay về. Cậu có thể chi hơn 100.000 nhân dân tệ mỗi năm (338 triệu đồng) chỉ riêng cho đi lại. Cùng với học phí và chi phí sinh hoạt đắt đỏ, Chen Yu đã chi ít nhất 2 triệu nhân dân tệ (6,7 tỷ đồng) trong hai năm. Cả gia đình "nghiến răng" đáp ứng nhu cầu của Chenyu. Kết quả là, không có gì xảy ra, và thậm chí bằng tốt nghiệp của năm dự bị cũng không thể có.

Tồi tệ hơn, ở nước ngoài, Chen Yu đã trở nên cô lập hơn và bị nghi ngờ mắc chứng trầm cảm. Cho đến lúc đó, bà Liu phát hiện ra rằng du học không phù hợp với con trai mình.

Vào tháng 7/2016, họ quyết định để Chen Yu về nước để điều chỉnh. Bà Liu nói: "Con hiếm khi ra khỏi nhà ở và mỗi ngày đều chơi game trực tuyến trong phòng ngủ. Tất cả thứ con cần đều được gửi đến trước mặt, thậm chí đút vào miệng".

Tháng 9/2017, họ gửi Chen Yu đến một trường đại học, hy vọng rằng cậu có thể học được một kỹ năng. Tuy nhiên, chưa đầy hai tháng, Chen Yu đã mâu thuẫn với bạn cùng lớp, khăng khăng đòi về nhà và một lần nữa ở nhà để chơi các trò trực tuyến.

Đối với Chenyu, về cơ bản không có khái niệm "tiền". Cậu chơi game và nếu cấu hình máy tính không đủ để nâng level, cậu sẽ ngay lập tức gửi tin nhắn cho mẹ: "Đưa cho tôi 10.000 nhân dân tệ, đổi máy tính".

Hơn một năm trôi qua, bức tranh vẫn ảm đạm như vậy. Bà nội đã mệt mỏi trong việc nuôi cháu. Còn bà Liu rơi nước mắt vì không thể giúp đỡ nữa. Bà không biết đâu là tương lai của con trai mình. Bây giờ, mặc dù bà kiếm mức lương cao, nhưng con trai là tâm bệnh, khiến bà chán chường, thậm chí trầm cảm.

Zhang Congpei, một nhà tâm lý học nổi tiếng, chỉ ra rằng sự ưu ái bị biến dạng đã khiến Chen Yu trở nên cực đoan và bị xã hội ruồng bỏ. Đồng hành cùng con mới là mấu chốt của giáo dục, thay vì thế, cha mẹ Chenyu đã chọn cách đồng hành bằng vật chất, dẫn đến những vấn đề bất tận, khiến con trai giống như một em bé khổng lồ, mà không có khả năng sống.

T. An

chang trai 22 tuoi bi cha me va ba noi nuoi thanh em be tam gui Hai chàng trai đẹp yêu nhau, bán trà sữa \'hút\' người Sài Gòn đến chụp ảnh

Sau khi tham gia chương trình hẹn hò trên truyền hình, cặp đôi Khang Lê và Nguyên Anh càng được nhiều người biết đến. Hai ...

chang trai 22 tuoi bi cha me va ba noi nuoi thanh em be tam gui Đằng sau Mạnh "gắt" là một chàng trai sống cảm xúc, hướng về gia đình

Dư luận những ngày qua nhắc đến tình huống Duy Mạnh phạm lỗi với cầu thủ Malaysia ở trận chung kết lượt đi. Nhưng khi ...

chang trai 22 tuoi bi cha me va ba noi nuoi thanh em be tam gui Những thói quen cần có của một chàng trai lịch lãm

Để trở thành một người sành điệu và lịch lãm, các chàng trai nên tập những thói quen thời trang cơ bản.

chang trai 22 tuoi bi cha me va ba noi nuoi thanh em be tam gui Chàng trai 9X cưới được vợ đẹp nhờ một lần "like dạo"

Cưới được vợ nhờ một lần "like dạo" rồi nhắn tin làm quen, Đức Toàn hiện khiến dân mạng nửa tin nửa ngờ về chuyện ...

Ngày đăng: 16:00 | 18/12/2018

/