Theo GS –TSKH Phan Xuân Sơn Viện Chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Quy định về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của Bộ Chính trị vừa ban hành sẽ góp phần ngăn chặn những hiện tượng luân chuyển cán bộ kiểu bất ngờ vọt lên từ cống ngầm, giống như trường hợp của Trịnh Xuân Thanh.
GS -TSKH Phan Xuân Sơn. (Ảnh: Kiến thức)
Luân chuyển để giúp cán bộ bị kỷ luật lánh mặt
Thưa GS, công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý chúng ta đã thực hiện suốt một thời gian dài nảy sinh những bất cập gì khiến Bộ Chính trị phải có quy định riêng về vấn đề này?
- Thực ra quy định của Đảng hay nói cách khác là chính sách của Đảng về luân chuyển cán bộ đã có từ lâu. Có thể chưa thành quy định cụ thể nhưng trong thực tế khi tổ chức muốn quy hoạch một cán bộ thì sẽ đưa họ vào những vị trí công tác khác nhau, để họ trải nghiệm những thực tiễn khác nhau và trưởng thành. Thời kháng chiến chúng ta cũng đã làm việc này.
Sau này thấy việc làm này là cần thiết nên Ban Tổ chức T.Ư đã ra quy định về luân chuyển cán bộ. Việc đó để đào tạo, giúp cán bộ có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực để khi đưa vào ví trí lãnh đạo họ có đủ tố chất, đủ bản lĩnh.
Thậm chí, nhiều trường hợp luân chuyển về địa phương xảy ra mất đoàn kết, “đấu đá”. Có trường hợp lợi dụng việc luân chuyển để cất nhắc người cùng phe cánh, chiến hữu, người trong gia đình hoặc đẩy người không “ăn cánh” ra khỏi cơ quan; luân chuyển cả cán bộ bị kỷ luật, bị mất uy tín đi nơi khác như kiểu giúp họ lánh mặt. |
Quy định đó góp phần tích cực cho công tác cán bộ, tuy nhiên khi thực hiện cũng có một số cơ quan, tổ chức, cá nhân lợi dụng, rồi cũng có những bất cập. Chẳng hạn trước đây người làm công tác chuyên môn khi muốn đề bạt thì phải quy hoạch, mà vào quy hoạch thì họ phải đi luân chuyển nên phải bỏ việc chuyên môn đi thực tế. Chính vì vậy đối tượng luân chuyển rộng quá, sau đó không sử dụng đề bạt, bố trí hết.
Bên cạnh đó còn có vấn đề như cán bộ được luân chuyển về địa phương hay đến cơ quan nào đó tuy giữ cương vị là cán bộ chủ chốt nhưng nhìn chung lại không có vai trò ra các quyết định nên không thể hiện được phẩm chất, bản lĩnh, tầm nhìn của người lãnh đạo.
Ví dụ một cán bộ được T.Ư cử về làm Phó Bí thư Tỉnh ủy một tỉnh phụ trách công tác xây dựng Đảng, việc này tuy rất quan trọng (vì xây dựng Đảng là then chốt) nhưng ít liên quan đến các quyết định quan trọng của tỉnh đó để thể hiện được bản lĩnh, phẩm chất, năng lực của người lãnh đạo.
Thậm chí, nhiều trường hợp luân chuyển về địa phương xảy ra mất đoàn kết, “đấu đá”. Có trường hợp lợi dụng việc luân chuyển để cất nhắc người cùng phe cánh, chiến hữu, người trong gia đình hoặc đẩy người không “ăn cánh” ra khỏi cơ quan; luân chuyển cả cán bộ bị kỷ luật, bị mất uy tín đi nơi khác như kiểu giúp họ lánh mặt.
Thưa GS, vừa rồi, lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành quy định về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Như vậy những tồn tại lâu nay sẽ được khắc phục?
- Từ những bất cập như đã nêu ở trên, Bộ Chính trị phải cụ thể hóa thêm hay nói cách khác là nâng cấp quy định về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thành quy định của Bộ Chính trị. Trong quy định đã nêu rõ, đối tượng nào được luân chuyển, luân chuyển làm gì, luân chuyển bao nhiêu, thời gian thế nào…
Có thể nói Quy định của Bộ Chính trị là cụ thể hóa hành động của Đảng trong việc luân chuyển cán bộ, nắn chỉnh lại những nhược điểm, những vấn đề chưa đầy đủ, cụ thể hóa thành những bước cần thiết để việc luân chuyển cán bộ được thực hiện đúng đắn, nâng cao chất lượng quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Bịt "cống ngầm" trong công tác cán bộ
Vụ việc của Trịnh Xuân Thanh được coi là bài học trong công tác luân chuyển cán bộ. Với quy định mới của Bộ Chính trị sẽ không còn “lọt lưới” những trường hợp tương tự Trịnh Xuân Thanh thưa GS?
- Nhìn chung Quy định của Bộ Chính trị có thể ngăn chặn được những kiểu luân chuyển như trường hợp của Trịnh Xuân Thanh. Nhưng thực tế trong công tác cán bộ còn nhiều khâu khác như tuyển dụng, phát hiện cán bộ, đào tạo, đánh giá, quy hoạch cán bộ…
Luân chuyển cán bộ chỉ là một khâu, dù là một khâu nhưng vì có tính hệ thống, nếu khâu này làm tốt sẽ đảm bảo hệ thống cũng được thông suốt.
Tuy nhiên cũng phải thấy là chúng ta có các quy định xử lý bên trên nhưng bên dưới còn có “cống ngầm”. Làm sao bịt “cống ngầm”? Tôi nghĩ Quy định của Bộ Chính trị lần này sẽ góp phần ngăn chặn những hiện tượng luân chuyển cán bộ kiểu bất ngờ vọt lên từ “cống ngầm”.
Tuy nhiên cũng phải cảnh giác chứ không phải cứ có quy định là việc luân chuyển cán bộ sẽ tốt. Phải làm đúng quy trình, quy trình phải công khai, gạt bỏ những yếu tố không kiểm soát được, mập mờ trong quy trình luân chuyển.
Ống có thể giải thích rõ hơn vì sao lại ví trường hợp công tác cán bộ của Trịnh Xuân Thanh là kiểu vọt lên từ “cống ngầm” thưa GS?
- Đúng như vậy, bởi một người đang làm việc ở Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, rồi điều chuyển về Bộ Công Thương lại tự nhiên lại xuất hiện ở Hậu Giang. Từ trước tới nay không thấy Hậu Giang có liên quan gì đến Trịnh Xuân Thanh nhưng các cơ quan liên quan lại đề xuất cho ông này vào Hậu Giang để làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh, để rồi sau đó ra ứng cử và trúng cử đại biểu Quốc hội tại đây (?). Đây có thể khẳng định là hiện tượng luân chuyển cán bộ kiểu chui lên từ “cống ngầm”. Kiểu này rất khó lường và chúng ta phải ngăn chặn bằng được, không để nó xảy ra.
Xin cảm ơn GS (!)
Không luân chuyển những cán bộ bị kỷ luật, uy tín giảm sút Ngày 7.10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ, với mục đích tạo nguồn cán bộ lâu dài, nhất là lãnh đạo chủ chốt ở các ngành, các cấp và cán bộ cấp chiến lược. Quy định nêu rõ việc tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ kết hợp chặt chẽ với bố trí một số chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Quá trình thực hiện quy định phải bảo đảm dân chủ, khách quan; ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, quan hệ dòng họ, thân quen... Bộ Chính trị yêu cầu chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, không luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ; không điều động về Trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút. Cán bộ luân chuyển phải là người trẻ, trong quy hoạch, có triển vọng phát triển; thời gian luân chuyển ít nhất là ba năm (36 tháng) đối với một chức danh (trừ chức danh kiêm nhiệm). Quy định đưa ra năm bước cụ thể thực hiện luân chuyển cán bộ, đầu tiên là căn cứ vào nhu cầu, các đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ và xây dựng kế hoạch trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương; sau khi có chủ trương, các đơn vị liên quan mới tiến hành bước tiếp theo. Nhiệm kỳ 2011-2016, cả nước đã luân chuyển 18.840 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp; luân chuyển kết hợp với bố trí một số chức danh lãnh đạo không phải người địa phương đối với 3.121 lượt cán bộ ở địa phương, cơ quan, đơn vị. |
Chặn việc “chạy” luân chuyển để leo cao
Quy định số 98-QĐ/TW của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý sẽ là lời giải cho việc luân ... |
Quy định của Bộ Chính trị chặn tình trạng luân chuyển "tráng men"
Việc luân chuyển cán bộ cần phải có thời gian để người được luân chuyển thực sự thực thi chức trách, nhiệm vụ ở cương ... |
Không điều động về T.Ư các cán bộ bị kỷ luật, uy tín giảm sút
Ngày 7.10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định đầu tiên của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ ... |
http://danviet.vn/tin-tuc/chan-kieu-luan-chuyen-vot-len-tu-cong-ngam-nhu-trinh-xuan-thanh-812497.html
Ngày đăng: 09:45 | 12/10/2017
/ Dân Việt