Rượt trọng tài, đánh nữ cầu thủ, đốt pháo sáng, khán giả quá khích, thiếu ý thức đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của bóng đá Việt Nam với bạn bè khu vực.
Án phạt kịch trần 12.500 USD cho hai quả pháo sáng của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) dành cho VFF vừa qua một lần nữa báo động tình trạng cổ động viên quá khích làm ảnh hưởng đến hình ảnh bóng đá Việt Nam. Liên đoàn bóng đá Indonesia cũng bị phạt 6.250 USD vì không kiểm soát được CĐV Việt Nam.
Tổng thư ký Lê Hoài Anh trong Hội nghị tổng kết mùa giải đã nói: “Hiện tại, án phạt cho việc đốt pháo đã là kịch khung. Nỗ lực của một mình VFF là không thể để ngăn tình trạng này. Chúng ta cần cải thiện nhận thức của khán giả đến sân cũng như vai trò, trách nhiệm trong công tác ngăn chặn vấn nạn này”.
Từ chuyện đốt pháo sáng đến tiền tỷ đóng phạt
Hai quả pháo sáng được một CĐV đốt trên sân khán đài sân Pakansari (Indonesia) sau bàn thắng của Minh Vương vào lưới Olympic Hàn Quốc có giá phạt gần 300 triệu đồng. Còn ba quả pháo sáng được đốt trên sân Olympic của Campuchia năm ngoái gây thiệt hại cho VFF khoảng 350 triệu đồng. Tất cả đều quy đổi ra tiền, nhưng tiền không đổi lại ý thức.
Chỉ riêng cục đá ném bể kính xe buýt chở đội tuyển Indonesia ở AFF Cup 2016 ngoài sân Mỹ Đình, VFF phải đóng thêm cho AFF gần 900 triệu. Vụ việc nghiêm trọng khiến VFF mất uy tín nặng nề trước bạn bè khu vực.
AFC đã hai lần ra án phạt tiền VFF vì chuyện pháo sáng. Và đơn vị bóng đá cao nhất khu vực luôn kèm cảnh cáo “treo sân” nếu như CĐV Việt Nam còn tiếp tục hành động thiếu ý thức như vậy. Kỳ AFF Cup 2018 tới đây sẽ thi đấu theo thể thức sân nhà, sân khách nên một kịch bản cũ rất dễ có thể tái diễn.
Duy nhất CĐV Việt Nam đốt pháo sáng trong kỳ ASIAD 2018 vừa qua trên đất Indonesia. Liên đoàn bóng đá Indonesia cũng bị phạt 6.250 USD vì để lọt pháo sáng vào sân. |
VFF đã liên tục đưa ra những cảnh báo, thông điệp nâng cao nhận thức người xem nhưng không có hiệu quả. Hai năm qua, pháo sáng là vấn nạn mà những người chịu trách nhiệm của bóng đá Việt Nam chưa giải quyết được. Đặc biệt là khi các quy định chế tài, phạt người vi phạm chưa thích đáng.
Tình trạng chung cũng diễn ra ở các sân cỏ trong nước. Mỗi lần pháo sáng cháy trên khán đài, BTC sân và CLB có liên quan bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng vì hành vi của người hâm mộ. Và như một lẽ tất yếu, từ trong nước đến nước ngoài, pháo sáng do các CĐV quá khích đốt vẫn cháy đều.
Đến CĐV vô tư rượt trọng tài, đánh nữ cầu thủ
Một hình ảnh khác vừa xảy ra đó chính là vụ ẩu đả giữa các nữ cầu thủ ở Giải bóng đá nữ VĐQG. Những người liên quan đã bị trừng phạt, sáu cầu thủ bị cấm thi đấu 5 tháng cộng với mức phạt 10 triệu đồng mỗi người. Nhưng đáng nói là tình trạng CĐV tràn xuống sân, đánh nữ cầu thủ Than Khoáng Sản lại bị bỏ quên.
CĐV quá khích vào sân rượt trọng tài ở vòng 18 V.League trên sân Thiên Trường nhưng không bị xử lý. |
Trước đó ở vòng 18 V.League 2018, một CĐV Nam Định xuống sân, rượt đánh trọng tài Trần Đình Thịnh trong trận Nam Định gặp SLNA. Còn có CĐV khác đánh phóng viên nhưng rồi những người này đều bình yên vô sự sau khi gây ra rắc rối. Không một ai phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
An ninh sân biết người vi phạm nhưng hầu hết họ đều ngại va chạm. Ở trận play-off giữa Cần Thơ với Nam Định vừa qua, cảnh sát đã phát hiện một CĐV cầm pháo sáng trên tay bên ngoài sân. Nhưng CĐV Nam Định đã giải vây. Sự thiếu quyết liệt của BTC giúp pháo sáng tiếp tục cháy trong sân.
CĐV Việt Nam cầm quả pháo sáng trên sân Pakansari đã phải làm việc với cảnh sát địa phương sau khi đốt nó ở phút 70 (trước đó là ở phút 64 nhưng không cháy sáng). Anh này phải ở lại tỉnh Cinibong một đêm và lỡ chuyến bay về Việt Nam cùng đoàn CĐV sang cổ vũ cho đội Olympic.
Ông Dương Vũ Lâm, trưởng đoàn Olympic Việt Nam chia sẻ: “Chúng ta không chỉ thi đấu trong nước mà còn mang hình ảnh ra nước ngoài, dù xấu dù đẹp thì người nước ngoài họ cũng sẽ đánh giá điều đó”.
VFF chưa có biện pháp răng đe đúng mức với các CĐV quá khích. Ảnh: Quang Thịnh. |
Nếu CĐV quá khích nào cũng bị bắt, cũng phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình thì có lẽ đó là bài học cho những người khác. Chứ với những hành vi gây tổn hại nhưng không bị xử lý thì tình trạng này còn tái diễn.
Khán giả quá khích, thiếu ý thức đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của bóng đá Việt Nam với bạn bè thế giới.
Lào sở hữu thành tích \'siêu thảm họa\' trong lịch sử AFF Cup Khi huyền thoại bóng đá người Singapore Sundramoorthy được bổ nhiệm làm HLV trưởng, liệu đội tuyển Lào có thể cải thiện được những kết ... |
HLV Park Hang Seo "ủ mưu" đá chung kết lượt đi tại Mỹ Đình Dù đội tuyển Việt Nam chưa chính thứ bước vào trận ra quân tại AFF Cup 2018, nhưng ngay từ lúc này HLV Park Hang ... |
https://news.zing.vn/cdv-qua-khich-lam-xau-mat-bong-da-viet-nam-truoc-them-aff-cup-post885581.html
Ngày đăng: 22:30 | 06/11/2018
/ Zing