Dư âm vụ dán khẩu hiệu trên taxi truyền thống chưa tan thì việc treo băng rôn trạm xăng lúc này khác nào đụng vào vết thương chưa lành.

Chúng tôi cần niềm tự hào về doanh nghiệp Việt! Nhưng là người đổ xăng, tôi cảm thấy không vui khi nhìn thấy tấm băng rôn “người Việt Nam ưu tiên dùng Việt Nam” ở trạm xăng Petrolimex.

Ai cũng hiểu đây là cách doanh nghiệp phản ứng trước sự “đe dọa” của cây xăng có ông chủ người Nhật đứng cầm dù dưới mưa mời khách. Ở đó, nhân viên của cây xăng lau kính, lau gương xe ôtô miễn phí cho khách. Dĩ nhiên cách phản ứng này không vi phạm luật và phản cảm như cách các hãng taxi truyền thống ứng xử với Grab và Uber gần đây. Nhưng theo tôi đây không phải là cách hay.

Kêu gọi lòng yêu nước trong trường hợp thật không phù hợp, hay nói đúng hơn chủ trương người Việt ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã bị lạm dụng ở đây. Liệu người đổ xăng có phân biệt được đâu là xăng Việt Nam, đâu là xăng Nhật?

Xăng ở đâu thì đều là xăng với những thành phần hóa học giống nhau. Sự khác biệt nho nhỏ ở đây là giá bán, còn sự khác biệt rất lớn là cách bán. Hai yếu tố thể hiện triết lý kinh doanh hay văn hóa bán hàng của doanh nghiệp.

cay xang treo bang ron ung ho hang viet va van hoa kinh doanh
Cửa hàng Xăng dầu số 1 trực thuộc Petrolimex treo băng rôn - Ảnh: Petrolimex

Là người tiêu dùng, khách hàng luôn muốn được mua sản phẩm cùng loại với giá thấp nhất. Bên cạnh đó là chất lượng phục vụ, cách doanh nghiệp phục vụ thể hiện sự tôn trọng của doanh nghiệp đối với khách hàng. Doanh nghiệp không thể mượn lòng yêu nước, nhân danh sự tự hào dân tộc để đưa khách hàng vào những quyết định mua hàng vô lý như cách Petrolimex treo băng rôn ở trạm xăng.

Hơn nữa dư âm tiêu cực của vụ dán khẩu hiệu trên xe taxi truyền thống vẫn chưa tan. Việc treo băng rôn ở trạm xăng vào thời điểm này chẳng khác nào đụng mạnh vào một vết thương chưa lành.

Hai sự việc liên tiếp khiến người tiêu dùng cảm thấy buồn về văn hóa ứng xử trong cạnh tranh của doanh nghiệp Việt. Doanh nghiệp kêu gọi niềm tự hào hàng Việt để khuyến khích người tiêu dùng ưu tiên mua hàng. Thiết nghĩ người tiêu dùng có quyền đòi hỏi sự tự hào về doanh nghiệp Việt.

Chúng tôi cần những doanh nghiệp luôn nhớ chân lý cốt lõi của cạnh tranh lành mạnh là không ngừng nỗ lực để chinh phục tâm trí và trái tim khách hàng. Hoạt động của doanh nghiệp phải liên tục cải tiến quản lý, tiết kiệm chi phí để giảm giá thành cho người mua hàng.

Quan trọng hơn, doanh nghiệp phải biết tôn trọng khách hàng bằng những quyết định thông minh khi ứng xử trước những thay đổi tích cực, có lợi cho người tiêu dùng trong môi trường kinh doanh ngày càng mở rộng hiện nay.

cay xang treo bang ron ung ho hang viet va van hoa kinh doanh Tôi ao ước cây xăng Nhật \'chính xác đến 0,01 lít\' ở ngay cạnh nhà mình

\'Tôi ở TP HCM nhưng sẽ ra Hà Nội đổ xăng"- một độc giả tuyên bố.

cay xang treo bang ron ung ho hang viet va van hoa kinh doanh "Không thể bán xăng kiểu Nhật ở trung tâm Hà Nội, Sài Gòn"

Giờ tan tầm ở các thành phố lớn, xe máy, ôtô xếp hàng chờ dài ra, khi đó nhân viên liệu có thời gian cúi ...

cay xang treo bang ron ung ho hang viet va van hoa kinh doanh Tổng giám đốc Nhật cúi đầu: Hạ mình để nâng tầm văn hóa

Rõ ràng người Nhật luôn biết cách nâng tầm văn hóa của đất nước mình ở bất cứ đâu, bất cứ hoàn cảnh nào.

https://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/y-kien-cua-toi/cay-xang-treo-bang-ron-ung-ho-hang-viet-va-van-hoa-kinh-doanh-3656145.html

Ngày đăng: 11:16 | 16/10/2017

/ Trần Minh Trọng/Vnexpress.net