Khi chúng ta ký hiệp định vay vốn với Trung Quốc thì bên Trung Quốc đã chỉ định tổng thầu thực hiện dự án này.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nói như vậy khi nhận được câu hỏi chất vấn của ĐBQH về tiến độ, trách nhiệm liên quan tới dự án Cát Linh - Hà Đông.

cat linh ha dong ta ky vay von trung quoc chi dinh thau
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể. Ảnh: Chinhphu.vn

Cụ thể, khi nói về tình trạng đội vốn khủng, ĐBQH yêu cầu Bộ GTVT phải làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, trách nhiệm của Bộ GTVT trong việc này. Bên cạnh đó, ĐBQH cũng đặt vấn đề dự án đã 7-8 lần bị lỡ hẹn đưa vào khai thác thương mại, liệu dự án còn bị kéo dài đến bao giờ nữa?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, các dự án đường sắt đô thị còn mới mẻ. Cán bộ ngành đường sắt trình độ thực tiễn còn hạn chế, tư vấn cũng hạn chế.

"Do vậy, khi thực hiện các dự án đường sắt đô thị thường lúng túng, phát sinh nhiều vấn đề. Đối với dự án đường sắt ở Hà Nội, theo ông Thể, có liên quan đến tổng thầu của Trung Quốc. Khi chúng ta ký hiệp định vay vốn với Trung Quốc thì bên Trung Quốc đã chỉ định tổng thầu thực hiện dự án này”, Bộ trưởng Thể cho hay.

Lý giải về nguyên nhân dự án đội vốn từ 8.600 tỷ lên hơn 18.000 tỷ đồng, Bộ trưởng Thể nói, dự án này được xây dựng từ năm 2009 đến năm 2012, thời điểm xảy ra trượt giá rất lớn.

"Sắp tới, các cơ quan thanh tra, kiểm toán, thậm chí là cơ quan điều tra vào cuộc để làm sáng tỏ các vấn đề. Những đơn vị nào làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật", Bộ trưởng Thể khẳng định.

Về nguyên nhân dự án chậm tiến độ, ông Thể giải thích dự án cơ bản đã hoàn thiện, chỉ còn 1% các hạng mục nhỏ liên quan tới xây lắp.

Tuy nhiên, để dự án đưa được vào vận hành, ông Thể cho rằng cần phải bảo đảm được tính an toàn hệ thống.

Trước Quốc hội, ông Thể hứa sẽ làm việc với tổng thầu, yêu cầu thay đổi người quản lý, yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin, quy trình vận hành, quy trình sửa chữa an toàn để dự án đảm bảo an toàn tuyệt đối.

“Chúng ta đã thuê tư vấn nước ngoài, trong đó Pháp là nước đứng đầu, sẽ đánh giá an toàn hệ thống. Nếu các thông số của tổng thầu không chuẩn thì tư vấn sẽ không thông qua phương án an toàn đường sắt. Chúng tôi đang cùng với tổng thầu, tư vấn sớm kết thúc 1% này.

Chúng tôi xin cam kết với đại biểu sẽ cố gắng tối đa, nếu chúng tôi không làm hết trách nhiệm thì Chính phủ, cơ quan chức năng liên quan xử lý theo quy định của pháp luật”, Bộ trưởng Thể hứa trước Quốc hội.

Trước đó, trong báo cáo gửi Quốc hội trước phiên chất vấn sáng nay 5/6, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có nguy cơ tiếp tục kéo dài.

Dự án đã hoàn thành 99% khối lượng xây lắp; 99% vật tư, thiết bị đã chuyển đến công trường; lắp đặt đạt 90% khối lượng thiết bị; đang vận hành, chạy thử để đưa vào khai thác thương mại trong năm 2019.

"Tuy nhiên, dự án vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết và có nguy cơ kéo dài do tổng thầu triển khai thực hiện công việc chưa theo đúng cam kết", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể báo cáo.

Các vướng mắc cụ thể được người đứng đầu ngành giao thông nêu ra là: Chưa thiện hồ sơ nghiệm thu, hồ sơ hoàn công công trình; chưa cung cấp một số tài liệu chứng minh an toàn, chứng nhận an toàn tích hợp để đăng kiểm và chứng nhận an toàn hệ thống; chưa hoàn thiện quy trình vận hành, bảo dưỡng...

"Bộ Giao thông Vận tải đã và sẽ tiếp tục quyết liệt chỉ đạo tổng thầu và các bên liên quan thực hiện", ông Thể cam kết.

cat linh ha dong ta ky vay von trung quoc chi dinh thau Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Tổng thầu thiếu kinh nghiệm vận hành

Thi công và vận hành tàu đường sắt đô thị là hai việc khác nhau, Bộ GTVT đã làm việc với tổng thầu nhiều lần ...

cat linh ha dong ta ky vay von trung quoc chi dinh thau Đường sắt Cát Linh-Hà Đông đội vốn 9.231 tỷ, Bộ KHĐT trần tình về ODA Trung Quốc

Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông, một trong số các dự án sử dụng vốn ODA của Trung Quốc ...

Ngày đăng: 22:10 | 06/06/2019

/ http://baodatviet.vn