Hoàn thiện 99% tiến độ vẫn không thể đưa vào vận hành cho thấy tính đồng bộ của dự án không được bảo đảm

Thiếu tình đồng bộ

Liên quan tới Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Ðông (Hà Nội) tiếp tục thất hứa, lỡ hẹn đưa vào khai thác thương mại tới lần thứ 8, phía chủ đầu tư lý giải nguyên nhân dự án chậm do Tổng thầu EPC; công tác cấp chứng nhận an toàn; Cục đăng kiểm thẩm định hồ sơ an toàn...

cat linh ha dong loi hen lo doi chi phi dan chiu
Tiếp tục lỗi hẹn, Cát Linh - Hà Đông chưa định ngày về. Ảnh: VnEconomy

TS Nguyễn Đình Thám - Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết, về nguyên tắc khi ký hợp đồng, hoàn thành sớm thì được thưởng mà chậm tiến độ thì bị phạt, nhưng tại sao năm lần bảy lượt Tổng thầu Trung Quốc chậm tiến độ mà Việt Nam vẫn chấp nhận mà không xử lý được?

"Cần phải xem xét lại hợp đồng ký kết giữa Việt Nam với tổng thầu EPC. Việc Tổng thầu EPC liên tục thất hứa mà Việt Nam chấp nhận chứng tỏ chúng ta phụ thuộc vào họ. Liệu phía Việt Nam có thiếu hay sơ suất gì trong hợp đồng hay không? Có phải, đối với dự án này, Việt Nam đang ở thế lực bất tòng tâm?", PGS.TS Nguyễn Đình Thám nhận xét.

Về công tác thẩm định an toàn, PGS Nguyễn Đình Thám chỉ rõ, Cục đăng kiểm là cơ quan chốt chặn cuối cùng quyết định dự án có được đưa vào vận hành sau khi đã hoàn thành hay không? Vấn đề nằm ở chỗ, sự chậm trễ trong công tác đánh giá, nghiệm thu chất lượng kỹ thuật, hạ tầng là lỗi của Cục đăng kiểm hay lỗi của chủ đầu tư, hay lỗi của tổng thầu EPC? Việc này phải được làm rõ vì còn liên quan tới vấn đề quy trách nhiệm nữa.

"Theo cách giải thích của Ban quan lý dự án, sự chậm trễ trong đánh giá, nghiệm thu là do Tổng thầu chưa hoàn thành các công việc còn lại, chưa khắc phục hết các tồn tại, chưa cung cấp được đầy đủ hồ sơ tài liệu an toàn, chưa thực hiện được một số thử nghiệm quan trọng của đoàn tàu, chưa vận hành thử toàn bộ hệ thống, chưa có đủ hồ sơ hệ thống quản lý an toàn vận hành dẫn đến chưa đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ an toàn hệ thống để cấp chứng nhận an toàn theo quy định... Điều này phải được làm rõ. Rõ ràng là lỗi từ phía tổng thầu. Tổng thầu EPC Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc này chứ không thể đổ lỗi cho Cục đăng kiểm được", TS Nguyễn Đình Thám nhấn mạnh.

Nhìn nhận về vấn đề này, GS Đặng Đình Đào (ĐH KTQD Hà Nội) băn khoăn, Ban quản lý dự án có báo cáo về tiến độ dự án với kết quả hoàn thiện các hạng mục lên tới hơn 90% nhưng vì sao tới giờ dự án vẫn dậm chân tại chỗ, chưa thể đưa vào vận hành thương mại?

Song song với đó, Bộ GTVT cũng đã trình phương án xây dựng giá vé cho người dân. Việc này cho thấy, Bộ GTVT đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đưa dự án vào vận hành, người dân mong đợi. Vậy lý do gì dự án vẫn cứ nhùng nhằng, kéo dài thơi gian, không thể đưa vào vận hành?

Vị GS cho rằng, đây có thể là một cách báo cáo chạy tiến độ, muốn sửa sai hoặc để trấn an dư luận.

Theo vị GS, nhìn tổng thể một dự án, dự án muốn đưa vào hoạt động khai thác phải có tính đồng bộ. Nếu dự án hoàn thiện tới 99% nhưng còn 1% chưa hoàn thiện thì cũng không thể đưa vào vận hành.

"Ví dụ như một tòa nhà hay một công trình xây dựng vậy, nếu hoàn thiện hết các hạng mục nhưng hệ thống điện, cầu giao chưa có, cũng không thể bàn giao cho người dân được. Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cũng vậy. Báo cáo của Ban quản lý đường sắt cho thấy tính đồng bộ của dự án không được bảo đảm", vị GS nói rõ.

Theo GS Đặng Đình Đào, một dự án lớn, rất quan trọng với sự kết nối giao thông của toàn thành phố nhưng lại được triển khai kém hiệu quả, chậm tiến độ, đội vốn là không thể chấp nhận được. Việc này thể hiện sự yếu kém, mất uy tín trong công tác quản lý, thi công của cả Bộ GTVT lẫn phía tổng thầu EPC Trung Quốc.

"Đây là nguyên nhân khiến dư luận, người dân thiếu tin tưởng, nghi ngại khi đặt vấn đề cho nhà thầu Trung Quốc tham gia vào các dự án giao thông quan trọng khác như dự án đường cao tốc Bắc - Nam", GS Đặng Đình Đào nói.

Lo chi phí đội lên, người dân phải chịu

Từ nhìn nhận trên, GS Đặng Đình Đào cho rằng, sự chậm trễ đưa dự án vào vận hành khai thác lỗi trước hết thuộc về Bộ GTVT và Ban quản lý đường sắt, tổng thầu EPC Trung Quốc, sau đó mới đến các cơ quan, bộ ngành, liên quan khác.

Đáng nói, vị GS cho rằng, sự chậm trễ, tiếp tục kéo dài thời gian hoàn thiện dự án sẽ là mối lo chi phí đội lên, giá vé có thể sẽ phải cao hơn, người dùng phải trả tiền nhiều hơn.

"Sự bất hợp lý ở đây là việc người dân phải móc túi, trả tiền cho công tác quản lý yếu kém, bù đắp các khoản thất thoát, lãng phí, trong quá trình thi công của tổng thầu Trung Quốc.

Do đó, vấn đề này phải được làm rõ, phải làm rõ người chịu trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, không thể bắt người dân phải chịu", GS Đặng Đình Đào thẳng thắn.

Cũng lo ngại chi phí vận hành, chạy thử có thể sẽ bị đẩy lên và lại được tính vào tổng vốn đầu tư, bắt người dân phải chịu, TS Nguyễn Đình Thám cho rằng, cần minh bạch, rõ ràng.

"Cuối cùng, mọi rủi ro, sai sót người dân phải gánh hết, trong khi trách nhiệm chính của những người trực tiếp điều hành, quản lý, thi công dự án lại không được nhắc tới", ông Thám trăn trở.

cat linh ha dong loi hen lo doi chi phi dan chiu Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Lùi tiến độ lần 10

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa thể vận hành chính thức vào dịp 30/4 như kế hoạch.

cat linh ha dong loi hen lo doi chi phi dan chiu Những người được ưu tiên khi đi đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông

Theo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, người có công, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi được hỗ trợ 100% giá ...

cat linh ha dong loi hen lo doi chi phi dan chiu Nhập vách kính cầu thang Cát Linh-Hà Đông: Hệ quả phụ thuộc

Nếu công nghệ không được chuyển giao sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào thầu Trung Quốc từ cái đinh ốc cho tới tấm kính...

cat linh ha dong loi hen lo doi chi phi dan chiu Đường sắt Cát Linh-Hà Đông có hiện tượng phá hoại trong quá trình hoàn thiện

Tổng thầu Trung Quốc chịu trách nhiệm sửa chữa những hư hỏng của dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông trước khi được nghiệm ...

Ngày đăng: 10:46 | 10/05/2019

/