Theo Bộ GTVT, hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 vẫn chậm so với tiến độ và kinh phí giải phóng mặt bằng thực tế đã tăng vượt - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu và Diễn Châu - Bãi Vọt...

Theo Bộ GTVT, hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 vẫn chậm so với tiến độ và kinh phí giải phóng mặt bằng thực tế đã tăng vượt - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu và Diễn Châu - Bãi Vọt...

Dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông là dự án trọng điểm quốc gia, đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654km, đi qua địa phận 13 tỉnh với tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỉ đồng.

Với quy mô và tầm quan trọng của tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Chính phủ đã ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện, trong đó việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là một nhiệm vụ quan trọng, khó khăn, phức tạp, là một trong các yếu tố quyết định đến tiến độ thực hiện dự án.

Theo dự toán, khối lượng GPMB có tổng kinh phí khoảng 12.401 tỉ đồng, diện tích đất thu hồi khoảng 4.835ha, khoảng 3.690 hộ tái định cư và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong phạm vi GPMB. Theo Bộ GTVT, hiện tiến độ giải ngân đầu năm 2020 chậm do khối lượng GPMB còn lại chủ yếu là đất ở, tái định cư và di dời công trình hạ tầng kỹ thuật. Các địa phương đang thực hiện ở giai đoạn thẩm định phương án, phê duyệt thiết kế, đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công công tác xây dựng khu tái định cư và công tác di dời công trình hạ tầng kỹ thuật nên tiến độ thực hiện, giải ngân chậm.

Báo cáo của Bộ GTVT cho hay, đến nay, toàn bộ 11/11 dự án đã cơ bản hoàn thành công tác đo đạc, kiểm đếm lập phương án đền bù. Các địa phương đã chi trả tiền đền bù, đủ điều kiện bàn giao mặt bằng là 457,4km/653,6km đạt 70% (một số tỉnh đạt tỉ lệ cao hơn như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vĩnh Long).

Theo kế hoạch, các tỉnh sẽ cơ bản bàn giao phần đất nông nghiệp trong năm 2019, hoàn thành giải phóng mặt bằng vào quý II/2020. Tuy nhiên, phía Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận đến nay hầu hết các địa phương chưa hoàn thành công tác bồi thường đất nông nghiệp; bồi thường đất ở đang trong giai đoạn lập phương án, chưa phê duyệt. Thậm chí, một số địa phương chưa thi công xây dựng khu tái định cư (Nam Định, Ninh Bình, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang). Khối lượng di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật rất lớn, hiện mới đang ở bước khảo sát, lập phương án đền bù, di dời.

Theo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng các công trình Giao thông (Bộ GTVT): Khối lượng di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật lớn, tuy nhiên, tiến độ triển khai công tác lập phương án, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong phạm vi GPMB của các chủ quản lý sử dụng công trình còn chậm (do phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục lập, trình duyệt và triển khai thực hiện dự án đầu tư hoặc báo cáo KTKT đối với công tác di dời) nên không đáp ứng tiến độ bàn giao mặt bằng trong quý II/2020.

cao toc bac nam doan phia dong cham tien do giai phong mat bang doi von hang tram ti dong Lý do \'rót\' tiền làm cao tốc Bắc-Nam mà không mở rộng Quốc lộ 1

Đến năm 2020, nếu không xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông hoặc đường sắt tốc độ cao thì nhu cầu vận ...

cao toc bac nam doan phia dong cham tien do giai phong mat bang doi von hang tram ti dong Cao tốc Bắc-Nam có hơn 30 nhà đầu tư trong nước tham gia dự tuyển

Theo lộ trình dự kiến, công tác sơ tuyển nhà đầu tư của 8 dự án PPP cao tốc Bắc-Nam sẽ hoàn thành trong tháng ...

cao toc bac nam doan phia dong cham tien do giai phong mat bang doi von hang tram ti dong Nới lỏng điều kiện, nhà đầu tư nội tranh nhau xin làm cao tốc Bắc-Nam

Nhiều dự án chỉ sau vài giờ phát hành, các ban quản lý dự án đã bán được cả chục hồ sơ, điều đó cho ...

Ngày đăng: 08:54 | 16/04/2020

/ laodong.vn