Xây dựng tuyến cao tốc 200km ở ĐBSCL là cần thiết đối với sự phát triển của vùng nhưng phải tính toán suất đầu tư cho chính xác.

Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long vừa đề nghị Bộ GTVT cho phép triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án đường cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Dự tính, tuyến cao tốc này có tổng chiều dài 200km, tổng mức đầu tư khoảng 29.602,2 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ khoảng 50% chi phí.

Trao đổi với Đất Việt, các ý kiến đều khẳng định việc xây dựng tuyến cao tốc nói trên là cần thiết đối với sự phát triển của ĐBSCL.

Ông Trần Quốc Thống, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng cho biết, tỉnh mới chỉ biết có định hướng xây dựng tuyến cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng nhưng chưa nắm được cụ thể, dự kiến vị trí sẽ xây dựng thế nào thì Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long chưa làm việc với tỉnh.

Dù vậy, ông Thống khẳng định, nếu xây dựng được tuyến cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng sẽ hỗ trợ rất lớn cho sự phát triển của ĐBSCL bởi dù nhu cầu và lưu lượng xe lớn nhưng toàn vùng mới chỉ có 40 km đường cao tốc, nhiều tuyến quốc lộ mới chỉ được đầu tư nâng cấp mở rộng từng đoạn, chưa thông suốt giữa các tỉnh nội vùng và khu vực lân cận.

Cùng chia sẻ quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Xuân, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải tỉnh An Giang cho rằng, ĐBSCL quá thiệt thòi, mới chỉ có cao tốc từ Trung Lương lên TP.HCM, còn lại là đường cũ nhiều năm nay.

"Người dân, doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian cho việc đi lại. Cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận cứ mãi ì ạch, cầu Vàm Cống cũng chưa biết bao giờ hoàn thành, còn người dân thì cứ mòn mỏi chờ đợi giảm áp lực đi lên TP.HCM

cao toc 29600 ty o dbscl can dieu kien la

Toàn vùng ĐBSCL mới có 40km đường cao tốc

ĐBSCL là vựa lúa của cả nước, có nhiều điều kiện phát triển mà giờ giao thông lại là điểm nghẽ quá lớn, hạn chế sự phát triển của vùng. Tôi đi Hà Nội-Lào Cai đường rất vắng vẻ mà lại không có xe mấy, trong khi ĐBSCL dân đông, lưu lượng xe rất lớn lại không được chú ý phát triển giao thông.

Việc phát triển cao tốc ở ĐBSCL là chậm, nhưng chậm còn hơn không. Xây dựng cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng là điều rất cần thiết trong bối cảnh phát triển như hiện nay", ông Nguyễn Ngọc Xuân bày tỏ.

Trong khi đó, theo GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội), ĐBSCL là khu vực đóng góp lớn cho kinh tế của quốc gia nhưng hệ thống đường sá, từ cao tốc đến đường sắt hầu như chưa có gì cả. Do đó, nếu điều kiện cho phép, xây dựng được tuyến cao tốc nối nhiều tỉnh cũng là một phương án tốt với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng ở vùng cho phép làm được cao tốc.

"Tất nhiên bây giờ công nghệ làm được hết nhưng suất đầu tư sẽ rất lớn và chắc chắn tổng mức đầu tư có thể vượt trên 30.000 tỷ đồng vì địa hình sông nước ở ĐBSCL. Trước đây, tôi đã nhiều lần nói rằng logistics của ĐBSCL phải khai thác tối đa đường sông, nhưng hiện nay loại hình vận tải này vẫn chưa được khai thác nhiều.

Xây dựng cao tốc ở ĐBSCL cũng là điều phù hợp, tuy nhiên khi làm phải khảo sát, thẩm định dự án cho khoa học, chính xác, không thể cứ như nhiều dự án đổ cho nền đất yếu hay vì lý do nào đó mà đội suất đầu tư lên. Đó là chưa nói đến vấn đề hiệu quả, sau này tuyến cao tốc ấy kết hợp với hệ thống giao thông đường thủy như thế nào...

ĐBSCL nếu phát triển được đường sắt ở một số tỉnh dọc quốc lộ, kết nối với các đường gom thì càng tốt hơn bởi hầu hết hàng hóa ở ĐBSCL đều phải chạy lên TP.HCM để xuất đi", GS.TS Đặng Đình Đào phân tích.

Dù vậy, vị chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại trước thông tin tuyến cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng sẽ được đầu tư theo hình thức đối tác công tư, trong đó 50% chi phí do Nhà nước hỗ trợ.

"Nguy cơ nhập nhèm rất dễ xảy ra. Khi tổng vốn đầu tư đội lên thì tiền Nhà nước bỏ ra cũng sẽ bị đội lên, Việt Nam đã có nhiều bài học.

Vì lẽ đó, yêu cầu trước tiên là phải có chính sách rõ ràng, minh bạch, cần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật làm cao tốc phải chuẩn xác, không thể vừa làm vừa xây dựng định mức, tránh trường hợp suất đầu tư bị đẩy lên cao.

Cuối cùng, quan trọng nhất vẫn là vấn đề con người, cung cách làm ăn. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có khoảng 800km đường cao tốc đã được xây dựng xong, chưa đáng là bao so với các nước trên thế giới nhưng suất đầu tư đường cao tốc ở Việt Nam quá lớn do thất thoát, thẩm định, khâu quản lý... Nhiều dự án giao thông mới đưa vào khai thác một thời gian đã bị hư hỏng bao nhiêu dự án vào khai thác một thời gian đã hư hỏng.

Chính vì thế, quản lý như thế nào, trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng phải được xác định rõ ràng, không thể khi xảy ra sự cố thì đổ lỗi do khách quan hay cho người khác, cuối cùng thiệt hại cho ngân sách nhà nước, cho tiền của người dân", GS.TS Đặng Đình Đào nhấn mạnh.

cao toc 29600 ty o dbscl can dieu kien la Xe CSGT đi lùi trên cao tốc: Được đi ngược...

Trước clip được cho rằng xe CSGT đi lùi trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, lãnh đạo công an cho rằng CSGT có ...

cao toc 29600 ty o dbscl can dieu kien la Người biểu tình \'áo vàng\' đốt trạm thu phí trên cao tốc Pháp

Hành động của những người biểu tình khiến nhiều tuyến đường phải đóng cửa, gây nên tình trạng hỗn loạn.

cao toc 29600 ty o dbscl can dieu kien la Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi đầy ổ gà sau mưa: Làm dối

Theo chuyên gia, do thi công làm dối kết hợp với mưa nhiều nên cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi tiếp tục xuất hiện hàng loạt ...

Ngày đăng: 14:57 | 20/12/2018

/ http://baodatviet.vn