Vụ tấn công UAV nhắm vào căn cứ quân sự Nga ở Syria đang có những chi tiết mới liên quan bất ngờ đến Ukraine.
UAV trong vụ tấn công căn cứ Nga được trang bị 8 quả bom nhỏ.
Manh mối mới liên quan đến Ukraine?
Một cuộc tấn công bằng phi đội máy bay không người lái nhắm vào căn cứ không quân Khmeimim ở Syria hôm 6/1 đã trở thành vụ việc gây chấn động với người Nga.
Trong cuộc họp báo của bộ Quốc phòng Nga hôm 11/1, một quan chức hàng đầu của quân đội Nga phụ trách phát triển thiết bị bay không người lái đã cung cấp những chi tiết mới về cuộc điều tra tìm chân tướng thế lực dùng UAV tấn công căn cứ Nga ở Syria.
Thông báo này một lần nữa nhắc lại khẳng định của Điện Kremlin rằng, những kẻ khủng bố hoặc phiến quân không thể tiến hành hoạt động tấn công như vậy, mà không có sự ủng hộ của một cường quốc công nghệ cao bên ngoài.
Thiếu tướng Alexander Novikov, người đứng đầu Văn phòng bộ Tổng tham mưu Nga chuyên trách Phát triển Thiết bị không người lái, cho rằng: “Chế tạo UAV đòi hỏi nhiều thời gian và kiến thức công nghệ cao. Công việc này cần thiết phải có sự tham gia của các kỹ sư được đào tạo đặc biệt và có nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc sản xuất UAV”.
Thừa nhận những chiếc UAV thương mại có thể mua dễ dàng trên thị trường, nhưng quan chức quân sự của Nga cho rằng, những kẻ khủng bố hoặc phiến quân không thể thực hiện chiến dịch trên nếu không có sự hỗ trợ đáng kể.
Theo ông Novikov, hệ thống điều hướng của 13 chiếc UAV trong vụ tấn công Khmeimim được cài đặt mục tiêu rất chính xác. Các vị trí thả bom chiến lược xung quanh căn cứ Nga mà những chiếc UAV lựa chọn không thể là thông tin dễ dàng tìm thấy trên internet mà phải có nguồn tình báo quân sự dẫn dắt.
“Cỗ máy chiến tranh câm lặng” Krasukha-4
Cũng trong cuộc họp báo này, phía Nga tuyên bố, kết quả giám định thành phần xác UAV trong vụ tấn công có yếu tố đến từ Ukraine. Trong đó chất nổ PETN là sản phẩm đặc trưng của một vài nước, bao gồm nhà máy Hóa chất Shostkinsky của Ukraine.
PETN không phải chất nổ có thể tạo ra một cách ngẫu nhiên hay chiết xuất từ các loại đạn dược khác.
Trong tuyên bố hôm 11/1. Nghị sĩ Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Ruslan Balbek ngày 11/1 lên tiếng cáo buộc các lực lượng đặc nhiệm Ukraine đang lên kế hoạch tấn công Crimea bằng UAV tương tự vụ đột kích do phiến quân thực hiện nhằm vào hai căn cứ Hmeymim và Tartus của Nga ở Syria mới đây.
Ukraine là quốc gia thứ ba mà Nga gián tiếp ám chỉ có liên quan đến vụ tấn công UAV. Trước đó Moscow nói về sự xuất hiện của máy bay do thám P-8A Poseidon của Mỹ xuất hiện bất thường trong thời gian diễn ra vụ việc. Đồng thời đổ trách nhiệm cho Thổ Nhĩ Kỳ trong việc ủng hộ các nhóm nổi dậy ở miền Bắc Syria mà không kiểm soát được tình hình.
Nga đánh chặn bằng vũ khí gì?
13 chiếc UAV trong cuộc tấn công hôm 6/1 dù được trang bị thuốc nổ, nhưng đã không gây thiệt hại nào đáng kể và bị hệ thống phòng thủ Nga vô hiệu hóa.
Những kẻ khủng bố đã quyết định thử vận may của mình mà không biết rằng, hệ thống phòng không tiên tiến của Moscow ở Khmeimim có thể bắn hạ các chiến đấu cơ và tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất, bên cạnh hệ thống tác chiến điện tử có khả năng vô hiệu hóa hoàn toàn các đòn tấn công công nghệ cao của đối phương.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, 6 chiếc UAV trong vụ tấn công nói trên đã bị “bắt sống” bởi “cỗ máy chiến tranh câm lặng” Krasukha-4 ở Khmeimim.
Hệ thống phòng không Pantsir-S1.
Tổ hợp vũ khí sóng điện từ này được biết đến như một lá chắn điện từ vô hình với mất người, có khả năng loại bỏ tín hiệu, hệ thống ngắm mục tiêu và hệ thống nghe lén của đối phương.
Krasukha-4 tác động đến hệ thống định vị của kẻ địch bằng cách bao phù lớp màn điện từ từ khoảng cách 250 km. Vũ khí này này đã làm “mù” những chiếc drone trong vụ tấn công hôm 6/1.
Trong cuộc tấn công này, ba chiếc UAV khác bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không tầm ngắn và tầm trung công nghệ cao Pantsir-S1 do Nga sản xuất.
Pantsir-S1 được trang bị pháo 30 mm có thể xé tan lớp giáp của chiến đấu cơ giống như “một con dao xuyên qua miếng bơ nóng”. Do đó, kết cục thảm hại của những chiếc drone lạ mặt là điều không gây ngạc nhiên.
Hệ thống phòng không này có thể bắn 5000 phát đạn mỗi phút, nhưng nòng súng phải thay thế sau khi bắn 8000 phát đạn. Bởi vậy, chi phí bảo trì Pantsir-S1 là khá đắt đỏ.
Giải pháp tối ưu cho các cuộc tấn công tiếp theo
Không chỉ lực lượng vũ trang của Nga đang xem xét sử dụng súng điện từ như một giải pháp thay thế rẻ hơn cho mục đích chống bay không người lái - Mỹ, Pháp, Đức, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang đi theo hướng nghiên cứu mới để tạo ra loại vũ khí “sát tinh” của UAV mà không phải tiêu tốn hàng triệu USD mỗi lần triển khai.
REX-1 là một trong những "sát tinh" của UAV.
Năm ngoái, quân đội Nga được biên chế hai vũ khí mới được thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ chống máy bay không người lái, bao gồm: Súng điện từ REX-1 và Stupor, được trang bị cho các đơn vị bộ binh và lực lượng đặc nhiệm.
Theo người đứng đầu dự án Nikita Khamitov, REX-1 có khả năng vô hiệu hóa và cướp quyền kiểm soát hệ thống điều khiển của máy bay không người lái.
Nó cũng được trang bị tính năng ngăn chặn sóng GSM hoặc tín hiệu định vị vệ tinh GPS, GLONASS, Galileo và các kênh sóng khác.
Sau khi bị khóa mục tiêu bởi súng điện từ, máy bay không người lái của kẻ địch sẽ lập tức rơi xuống đất hoặc trở về vị trí nó cất cánh.
"Drone sẽ biến mất khỏi radar kẻ thù và bạn đã có trong tay một món đồ chơi", Trưởng dự án Khamitov nói.
Nga cáo buộc Ukraine âm mưu tấn công Crimea bằng UAV
Nghị sĩ Nga cho rằng Ukraine âm mưu tấn công Crimea nhằm mục đích kích động các lực lượng chống đối Nga tại bán đảo ... |
Putin tuyên bố biết chủ mưu các vụ tấn công căn cứ ở Syria
Tổng thống Nga Putin tuyên bố biết bên đứng sau các vụ tấn công vào căn cứ của nước này ở Syria nhằm làm suy ... |
Ngày đăng: 10:30 | 13/01/2018
/ nguoiduatin.vn