Không chỉ tại Mỹ, Huawei còn gặp khó tại nhiều thị trường khác khi nhiều mạng tuyên bố sẽ không sử dụng thiết bị của hãng này.
Huawei đang phải chịu áp lực lớn tại hai thị trường trọng điểm ở châu Âu. Đây là vấn đề mới nhất mà doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục phải đối mặt sau khi Giám đốc tài chính (CFO) Mạnh Vãn Chu bị bắt hồi đầu tháng tại Canada.
Tại Pháp, nhà mạng Orange đã loại trừ khả năng sử dụng các thiết bị của Huawei trong hệ mạng thống 5G, trong khi Deutsche Telekom của Đức cũng cho biết, đang xem xét lại việc mua thiết bị của Huawei.
Khách tham quan trước gian hàng của Huawei tại Triển lãm Di động tại Thượng Hải. Ảnh: Bloomberg
"Chúng tôi sẽ không sử dụng thiết bị của Huawei cho mạng 5G và đang làm việc với các đối tác truyền thống là Ericsson và Nokia", CEO Stephane Richard của Orange cho biết. Orange hiện là doanh nghiệp viễn thông lớn nhất tại Pháp.
Trong khi đó, Deutsche Telekom thông tin, họ đang thảo luận "rất nghiêm túc" về bảo mật khi dùng thiết bị từ các nhà sản xuất Trung Quốc. "Chúng tôi đang theo đuổi một chiếc lược đa nhà cung cấp cho hệ thống (các nhà sản xuất chủ yếu hiện nay là Ericsson, Nokia, Cisco, Huawei). Tuy nhiên, chúng tôi đang đánh giá lại chiến lược này", nhà mạng Đức cho hay.
Ngay trước đó, nhà cung cấp dịch vụ di động hàng đầu Nhật Bản – SoftBank cũng quyết định thay các thiết bị của Huawei trong hạ tầng mạng 4G bằng phần cứng của Ericsson và Nokia. Deutsche Telekom cũng có thể tham gia vào thương vụ sáp nhập có thể xảy ra giữa T-Mobile và Sprint bởi nhà mạng Đức chiếm cổ phần lớn tại T-Mobile còn Softbank sở hữu Sprint.
Theo Reuters, thương vụ sáp nhập hai doanh nghiệp viễn thông Mỹ có thể được các nhà quản lý liên bang chấp nhận và việc sử dụng thiết bị Huawei cũng là một phần để họ quyết định cấp phép hay không.
Nhà cung cấp smartphone và các thiết bị viễn thông Trung Quốc đang phải đối mặt với sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ hơn tại Mỹ và nhiều quốc gia khác trong bối cảnh giới chức nhiều nước đã cảnh báo về các rủi ro an ninh tiềm tàng khi sử dụng sản phẩm của Huawei. Thậm chí, giới chức và các nhà lập pháp Washington còn cáo buộc hãng này hoạt động dưới ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc.
Tuy nhiên, Huawei nhiều lần phủ nhận cáo buộc này cho biết, họ là một công ty tư nhân. Doanh nghiệp này nói với CNN tháng trước, thiết bị của họ được 46 trên 50 công ty viễn thông lớn nhất tin tưởng.
Dù vậy, các cơ quan an ninh vẫn đặc biệt lo lắng về sự tham gia của Huawei vào các hệ thống mạng 5G trong tương lai. Do đó, New Zealand và Australia đã cấm các doanh nghiệp sử dụng thiết bị Huawei cho mạng 5G. Tại Anh, nhà mạng BT cũng tuyên bố sẽ không dùng sản phẩm của Huawei cho mạng 5G. Đồng thời, BT cũng sẽ loại bỏ các thiết bị Trung Quốc trong hạ tầng mạng 3G và 4G của họ.
Tại Nhật Bản, ngoài SoftBank, hai nhà mạng khác là NTT Docomo và KDDI cũng quyết định không sử dụng thiết bị Trung Quốc cho mạng 5G của họ. Hãng thương mại điện tử Rakuten cũng sẽ mua thiết bị của Nokia để dùng cho mạng 4G.
Tú Anh(theo CNN)
Giám đốc Huawei bị bắt: Những ái nữ Trung Quốc thừa hưởng đế chế kinh doanh của bố
Các cô con gái của chủ doanh nghiệp Trung Quốc từng đi học ở nước ngoài và sở hữu khối tài sản hàng tỷ USD ... |
Huawei: Bản thuyết trình Mạnh Vãn Chu dùng để lách lệnh trừng phạt với Iran
Mạnh Vãn Chu mô tả Huawei chỉ là đối tác của Skycom nhưng Mỹ cho rằng Skycom thực chất là công ty con hoàn toàn ... |
Mỹ tung bằng chứng gian lận, mấu chốt để buộc tội Giám đốc tài chính Huawei
Một tập tin thuyết trình Power Point giám đốc tài chính Huawei Meng Wanzhou Mạch Vãn Chu từng sử dụng khi làm việc với đối ... |
Đế chế \'kỷ luật thép\' của ông chủ Huawei trước \'lưỡi kiếm\' của Mỹ
Cách quản lý của Nhậm Chính Phi đưa Huawei thành tập đoàn hàng đầu Trung Quốc, nhưng đang đối mặt với nhiều sức ép từ ... |
Ngày đăng: 10:14 | 18/12/2018
/