“Không ai biết trước diễn biến dịch COVID-19 sẽ ra sao, học sinh có thể trở lại trường học từ đầu tháng 4 hay không, vì vậy, cần lên phương án dài hơi nếu tình hình dịch thêm phức tạp, học sinh tiếp tục nghỉ học kéo dài. Một trong số các phương án đó là chỉ xét tốt nghiệp, bỏ thi THPT quốc gia, các trường đại học tự chủ trong tuyển sinh”, ông Đỗ Hoàng Sơn - một chuyên gia của Liên minh Giáo dục STEM bày tỏ.

can tinh den phuong an xet tot nghiep dung thi thpt quoc gia

Nếu dịch bệnh còn kéo dài, nhiều ý kiến cho rằng cần lên kế hoạch cho cả việc dừng thi THPT quốc gia (ảnh minh họa). Ảnh: Hải Nguyễn

Nghiên cứu phương án xét tốt nghiệp

Là người đưa ra ý tưởng có thể xét tốt nghiệp THPT cho năm học 2019-2020, ngay từ cuối tháng 2.2020, ông Đỗ Hoàng Sơn - một chuyên gia của Liên minh Giáo dục STEM, thành viên hội đồng giám khảo Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc gia (ISEF) cho biết: Ông đưa ra ý kiến trên dựa vào những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên thế giới và tại Việt Nam bởi đến nay chưa ai có thể biết chính xác thời gian an toàn để học sinh quay trở lại trường học, chúng ta cần có phương án chủ động nếu phải “kháng chiến lâu dài” với dịch bệnh.

Chính vì thế, ông Sơn đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cần chủ động xây dựng phương án, trình xin ý kiến Chính phủ, Quốc hội, Bộ Chính trị cho học sinh lớp 12 năm nay xét tốt nghiệp THPT theo kết quả của 5 học kỳ đã qua. Bộ trưởng GDĐT chỉ cần uỷ quyền cho hiệu trưởng các trường tổ chức thực hiện dưới sự giám sát của Sở GDĐT.

Trường đại học có thể tuyển sinh theo học bạ và phỏng vấn, kiểm tra… để tuyển sinh theo nhiều đợt khác nhau.

Lý giải chi tiết, ông Sơn lập luận: “Nếu sang tháng 4 học sinh vẫn tiếp tục nghỉ học thì đối với lớp 12 kiến thức sẽ bị “dồn toa”, không còn dư địa để lùi, sẽ “kịch khung” và ảnh hưởng tới kế hoạch năm học sau. Hơn nữa, việc này còn gây tâm lý lo lắng, áp lực cho học sinh, phụ huynh, giáo viên. Việc xét tốt nghiệp theo kết quả các kỳ học không chỉ thích ứng với dịch bệnh mà còn phù hợp với khoa học giáo dục và xu hướng đánh giá kết quả qua cả quá trình chứ không phải chỉ 1 kỳ thi. Chúng ta cũng sẽ tiết kiệm được một khoản không nhỏ kinh phí tổ chức thi chung để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh”.

Trước câu hỏi các trường đại học có thể tự chủ được tuyển sinh ngay hay không, ông Sơn nhận định: Theo Luật Giáo dục Đại học, các trường được tự chủ trong tuyển sinh. Từ trước tới nay, trong quá trình tự chủ, các trường sử dụng kết quả thi THPT quốc gia là kênh tham chiếu đa số vì đó là kênh có sẵn, kết quả uy tín, tiết kiệm chi phí cho trường. Nhưng nếu bây giờ chúng ta không tổ chức cuộc thi đó thì các trường vẫn có thể tuyển sinh riêng, Bộ GDĐT giám sát các trường đại học xét tuyển sao cho minh bạch, khách quan.

Hiện nay, các trường đã áp dụng nhiều hình thức tuyển sinh như xét học bạ, xét học bạ kết hợp phỏng vấn, bài thi đánh giá năng lực riêng, tuyển học sinh của trường chuyên nổi tiếng, tuyển học sinh giỏi quốc gia, cấp tỉnh, thành phố, kết quả thi của một số tổ chức nước ngoài… Theo đề án tuyển sinh, có trường năm nay chỉ lấy khoảng 40% sinh viên dựa theo kết quả thi THPT quốc gia.

Ở một góc nhìn tương tự, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục TP.Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho rằng, nếu dịch bệnh còn kéo dài thì chúng ta cần tính đến việc có thể dừng thi THPT quốc gia năm nay. Khi dịch bệnh xảy đến bất ngờ buộc chúng ta phải có giải pháp đặc thù để ứng phó và phải sớm xây dựng kế hoạch để không bị động.

Cần điều chỉnh nội dung thi

Trong tình huống nếu kịp thi THPT quốc gia trong tháng 8, TS Nguyễn Tùng Lâm cũng bày tỏ Bộ GDĐT nên tính đến việc điều chỉnh nội dung đề thi, ra đề để đánh giá được phương pháp tư duy, năng lực của học sinh chứ không phải là kỹ năng làm bài, khối lượng kiến thức như lâu nay, không nên quá dàn trải hết chương trình.

Còn ông Phạm Thái Sơn - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM bày tỏ: “Theo Luật, chúng ta chắc chắn phải tổ chức thi THPT quốc gia còn thi thời điểm nào thì còn tuỳ theo diễn biến của dịch bệnh. Hiện nay, Bộ GDĐT cũng đã lùi việc thi này vào tháng 8”.

Ông Sơn bày tỏ rằng chúng ta có thể rút ngắn thời gian đào tạo lại, đẩy mạnh việc dạy học online trong thời gian học sinh không đến trường. Về lượng kiến thức thi cũng cần nên hạn chế để không tạo áp lực cho học sinh.

Về câu chuyện tuyển sinh của các trường đại học, ông Phạm Thái Sơn cho rằng, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng chậm lại theo diễn biến của dịch, tuy nhiên, các trường phải có biện pháp để ứng phó như tăng cường các phương án, hình thức xét tuyển riêng như xét tuyển theo học bạ, phỏng vấn online.

HUYÊN NGUYỄN

can tinh den phuong an xet tot nghiep dung thi thpt quoc gia Nóng: Bộ GD-ĐT chính thức lùi kỳ thi THPT quốc gia từ ngày 8-11/8/2020

Căn cứ vào những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, bộ GD-ĐT đã đưa ra thông báo hoả tốc về việc điều chỉnh ...

can tinh den phuong an xet tot nghiep dung thi thpt quoc gia Bộ trưởng GD-ĐT đang xem xét điều chỉnh thời gian thi THPT quốc gia 2020

Ngày 13/2, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết kỳ thi THPT quốc gia 2020 vẫn giữ ổn định về tổ chức, ra ...

can tinh den phuong an xet tot nghiep dung thi thpt quoc gia Thay đổi dự kiến ở kỳ thi THPT quốc gia 2020

Thí sinh bị đình chỉ thi THPT quốc gia năm 2020 có thể bị hủy luôn kết quả thi, tổ giám sát chấm bài thi ...

Ngày đăng: 08:19 | 16/03/2020

/ laodong.vn