Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Và ngay từ khí lập dự án, vấn để mở rộng nhà máy đã được đặt ra và tiếp tục được giới chuyên gia khẳng định tính cấp thiết sau khi NMLD Dung Quất cho ra dòng sản phẩm đầu tiên vào năm 2009.
Tính đến năm 2017, NMLD Dung Quất đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 6,5 tỉ USD, gấp hơn 2 lần tổng mức đầu tư (3,053 tỉ USD). Như vậy, qua 9 năm vận hành thương mại, sự thành công của NMLD Dung Quất là không thể phủ nhận. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, với các cam kết của Chính phủ về khí thải môi trường, tiêu chuẩn về động cơ ôtô, xe máy sẽ khiến sản phẩm của NMLD Dung Quất không còn phù hợp trong vài năm tới. Để NMLD Dung Quất không bị “đo ván” ngay chính trên sân nhà, Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng (NCMR) NMLD Dung Quất đã được Thủ tướng Chính phủ kết luận tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 16/12/2014. Ngay sau đó, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất đã trao giấy chứng nhận đầu tư dự án này.
Một góc NMLD Dung Quất và khu vực sẽ nâng cấp mở rộng nhà máy.
Theo đó, dự án nâng công suất từ 6,5 triệu tấn/năm lên 8,5 triệu tấn/năm, tương đương 192.000 thùng dầu/ngày. Tổng vốn cho dự án khoảng 1,82 tỉ USD với tỷ lệ 70% vốn vay, 30% vốn góp. Dự kiến, công tác đấu thầu, ký hợp đồng thực hiện thiết kế tổng thể (FEED) và hợp đồng bản quyền sẽ hoàn thành quý II/2015, triển khai hợp đồng EPC từ quý IV/2017 đến quý III/2021 và đưa vào vận hành trước năm 2022.
Ở đây cần phải nói thêm rằng, tại giai đoạn 1 đầu tư xây dựng NMLD Dung Quất, do kinh phí đầu tư hạn hẹp nên khi thiết kế và xây dựng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã phải lựa chọn cấu hình công nghệ ưu tiên xử lý nguồn dầu Bạch Hổ nhẹ, ngọt, ít lưu huỳnh. Trong vài năm tới, nguồn dầu của mỏ Bạch Hổ sẽ cạn kiệt. Để tăng hiệu quả, hiệu suất, tăng tính cạnh tranh, NMLD Dung Quất phải xác định được nguồn dầu thô và công nghệ phù hợp để thay thế dần nguồn dầu Bạch Hổ. Vì vậy, buộc phải nâng cấp công nghệ nhà máy để có thể lọc, hóa được các nguồn dầu đầu vào rẻ hơn đến từ Trung Đông, Tây Phi và Nga.
Tổng giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên cho biết: “Chi phí dầu thô nguyên liệu đầu vào cho NMLD Dung Quất chiếm 85-90% tổng chi phí sản xuất, vì đó là dầu ngọt. Nhưng với những nhà máy trên thế giới sử dụng dầu chua làm nguyên liệu thì chi phí thấp hơn dầu ngọt khoảng 5-10%. Với lợi thế so sánh chỉ khoảng 5-10% thôi, lợi nhuận đã khác nhau một trời một vực”. Sau khi hoàn thành NCMR NMLD Dung Quất vào năm 2022, cộng với NMLD Nghi Sơn, tổng công suất chế biến khoảng 392 nghìn thùng/ngày, tổng sản lượng đạt 18,5 triệu tấn, chiếm 85-90% nhu cầu xăng dầu trong nước.
Tuy nhiên, theo dự báo đến năm 2035, nhu cầu xăng dầu Việt Nam sẽ tăng cao hơn nhiều, việc nâng công suất của NMLD Dung Quất thêm 2 triệu tấn hoàn toàn phù hợp với nhu cầu xăng dầu nội địa trong tương lai. Ngoài ra, NMLD Dung Quất sau NCMR sẽ được nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm như dầu DO, JET-A1 và thêm sản phẩm mới là nhựa đường. Hiện hầu hết các sản phẩm xăng dầu của BSR đáp ứng tiêu chuẩn EURO II, riêng xăng A95 đáp ứng tiêu chuẩn EURO III. Sau NCMR sẽ nâng tiêu chuẩn sản phẩm lên EURO V. Như vậy, khi tối ưu hóa được nguồn dầu đầu vào sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể cho NMLD Dung Quất, bảo đảm hiệu quả của nhà máy. Đó là chưa kể giá thành sản phẩm xăng dầu sẽ hợp lý hơn, chất lượng tốt, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, đáp ứng các cam kết về môi trường của Chính phủ với Liên Hiệp Quốc.
Theo đó, dự án nâng công suất từ 6,5 triệu tấn/năm lên 8,5 triệu tấn/năm, tương đương 192.000 thùng dầu/ngày. Tổng vốn cho dự án khoảng 1,82 tỉ USD với tỷ lệ 70% vốn vay, 30% vốn góp. Dự kiến, công tác đấu thầu, ký hợp đồng thực hiện thiết kế tổng thể (FEED) và hợp đồng bản quyền sẽ hoàn thành quý II/2015, triển khai hợp đồng EPC từ quý IV/2017 đến quý III/2021 và đưa vào vận hành trước năm 2022. Ở đây cần phải nói thêm rằng, tại giai đoạn 1 đầu tư xây dựng NMLD Dung Quất, do kinh phí đầu tư hạn hẹp nên khi thiết kế và xây dựng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã phải lựa chọn cấu hình công nghệ ưu tiên xử lý nguồn dầu Bạch Hổ nhẹ, ngọt, ít lưu huỳnh. Trong vài năm tới, nguồn dầu của mỏ Bạch Hổ sẽ cạn kiệt. Để tăng hiệu quả, hiệu suất, tăng tính cạnh tranh, NMLD Dung Quất phải xác định được nguồn dầu thô và công nghệ phù hợp để thay thế dần nguồn dầu Bạch Hổ.
Vì vậy, buộc phải nâng cấp công nghệ nhà máy để có thể lọc, hóa được các nguồn dầu đầu vào rẻ hơn đến từ Trung Đông, Tây Phi và Nga. Tổng giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên cho biết: “Chi phí dầu thô nguyên liệu đầu vào cho NMLD Dung Quất chiếm 85-90% tổng chi phí sản xuất, vì đó là dầu ngọt. Nhưng với những nhà máy trên thế giới sử dụng dầu chua làm nguyên liệu thì chi phí thấp hơn dầu ngọt khoảng 5-10%. Với lợi thế so sánh chỉ khoảng 5-10% thôi, lợi nhuận đã khác nhau một trời một vực”. Sau khi hoàn thành NCMR NMLD Dung Quất vào năm 2022, cộng với NMLD Nghi Sơn, tổng công suất chế biến khoảng 392 nghìn thùng/ngày, tổng sản lượng đạt 18,5 triệu tấn, chiếm 85-90% nhu cầu xăng dầu trong nước. Tuy nhiên, theo dự báo đến năm 2035, nhu cầu xăng dầu Việt Nam sẽ tăng cao hơn nhiều, việc nâng công suất của NMLD Dung Quất thêm 2 triệu tấn hoàn toàn phù hợp với nhu cầu xăng dầu nội địa trong tương lai. Ngoài ra, NMLD Dung Quất sau NCMR sẽ được nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm như dầu DO, JET-A1 và thêm sản phẩm mới là nhựa đường.
Hiện hầu hết các sản phẩm xăng dầu của BSR đáp ứng tiêu chuẩn EURO II, riêng xăng A95 đáp ứng tiêu chuẩn EURO III. Sau NCMR sẽ nâng tiêu chuẩn sản phẩm lên EURO V. Như vậy, khi tối ưu hóa được nguồn dầu đầu vào sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể cho NMLD Dung Quất, bảo đảm hiệu quả của nhà máy. Đó là chưa kể giá thành sản phẩm xăng dầu sẽ hợp lý hơn, chất lượng tốt, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, đáp ứng các cam kết về môi trường của Chính phủ với Liên Hiệp Quốc.
Toàn cảnh NMLD Dung Quất.
Trong chuyến làm việc với BSR vào cuối tháng 8/2018, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên khẳng định: BSR đang là doanh nghiệp Nhà nước đi trước, mở đường tiên phong trong lĩnh vực lọc hóa dầu. Cần làm rõ về cơ chế, chính sách giữa doanh nghiệp Nhà nước và các khối doanh nghiệp khác, cái gì giống nhau, cái gì còn phân biệt đối xử, để Quốc hội xem xét, điều chỉnh. Đối với Dự án NCMR NMLD Dung Quất, ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng, nên đưa dự án thành công trình trọng điểm quốc gia, đưa ra để Quốc hội bàn thảo và quyết định thì mới mong đẩy nhanh các vấn đề về vốn. Có thể thấy rằng, hiện tại việc đầu tư Dự án NCMR NMLD Dung Quất là việc bất khả kháng. Đây không chỉ là vấn đề của riêng một doanh nghiệp mà là vấn đề an ninh năng lượng quốc gia, vấn đề môi trường của Việt Nam. Song tiếc thay, vốn đầu tư cho dự án nhiều năm qua vẫn… tắc. Thực tế có 3 kịch bản rất đơn giản để giải bài toán về vốn NCMR NMLD Dung Quất. Thứ nhất, Chính phủ bảo lãnh cho dự án để vay 70%, PVN ứng 30% vốn còn lại. Thứ hai, phần vốn vay sẽ huy động của các ngân hàng thương mại trong nước. Cuối cùng là hợp tác với đối tác quốc tế. Phân tích tính ưu việt của từng phương án, có thể thấy, phương án thứ ba cực kỳ khó thực hiện bởi một số vướng mắc: Việc xác định giá trị của NMLD Dung Quất sau 10 năm hoạt động để lấy đó làm “vốn” đàm phán với đối tác đầu tư vốn nâng cấp nhà máy, từ đó xác định mức đầu tư và phân chia lợi nhuận. Đây là một quá trình phức tạp, đòi hỏi cần ít nhất 2-3 năm... Phương án thứ hai có tính khả thi cao, huy động vốn trong nước đầu tư khá nhanh và thuận tiện nhưng có vấn đề cần cân nhắc và thận trọng: Vốn ngân hàng của Việt Nam để đầu tư lâu dài không nhiều, hơn nữa lãi suất cao so với các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế, sẽ khiến dự án bị giảm hiệu quả trong một thời gian dài. Phương án thứ nhất là khả quan nhất nhưng cần sự bảo lãnh của Chính phủ cho khoản vay quốc tế. Đã có nhiều ý kiến phản đối bởi cho rằng, đầu tư hơn 1,8 tỉ USD cho NCMR NMLD Dung Quất sẽ đẩy nợ công của Việt Nam vượt trần. Nhưng ngược lại cần phải thấy rằng, NCMR NMLD Dung Quất không chỉ tiếp tục bảo đảm hiệu quả sinh lợi mà còn là vấn đề an ninh năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường. Một vị nguyên là lãnh đạo PVN, một trong những người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng NMLD Dung Quất, đã khẳng khái cho rằng: Lãnh đạo Đảng, Chính phủ nên mạnh dạn quyết định bảo lãnh vốn cho những dự án thuộc dạng ưu tiên cho sự phát triển bền vững về năng lượng quốc gia, giảm tác hại đến môi trường như Dự án NCMR NMLD Dung Quất. Có thể thấy, việc đầu tư NCMR NMLD Dung Quất là chiến lược và cũng rất cấp thiết để phát triển bền vững kinh tế đất nước, bảo đảm những cam kết về phát thải khí nhà kính đối với quốc tế và chính là sự bảo đảm sử dụng hiệu quả vốn Nhà nước. Với nhu cầu lớn về năng lượng để phát triển đất nước, chắc chắn hiệu quả NCMR NMLD Dung Quất sẽ lớn hơn giai đoạn 1 rất nhiều khi PVN đã làm chủ công nghệ, nguồn nhân lực kỹ thuật cao, giàu kinh nghiệm được đào tạo thực tế trong 10 năm qua. Mặt khác, theo quy định về thẩm định đầu tư các dự án sử dụng vốn Nhà nước, với tổng vốn đầu tư 1,8 tỉ USD, Dự án NCMR NMLD Dung Quất nên đưa ra xin ý kiến Quốc hội để sớm có quyết định cuối cùng về phương án vốn đầu tư cho dự án.
Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất: Bước đầu thoát khỏi bĩ cực
Trong các công đoạn sản xuất cồn sinh học, có công đoạn lên men nguyên liệu sắn để tạo ra một mùi đặc trưng bay ... |
Nhà máy NLSH Dung Quất xuất bán lô ethanol đầu tiên
15h ngày 19/10/2018, sau 5 ngày khởi động toàn bộ nhà máy, Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất thuộc Công ty CP Nhiên ... |
Xuất bán sản phẩm CO2 NM NLSH Dung Quất
Chiều 16/10/2018, Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất đã xuất bán thương mại sản phẩm CO2 hóa lỏng - đánh dấu bước thành ... |
Nhà máy NLSH Dung Quất chính thức khởi động lại
Ngày 14/10/2018, sau 3 năm ngừng sản xuất, Nhà máy Nhiên liệu sinh học (NLSH) Dung Quất đã chính thức khởi động lại. |
Ngày đăng: 00:00 | 29/10/2018
/ Cổng thông tin điện tử BSR