Các địa phương đang gấp rút triển khai việc cấp Căn cước công dân gắn chip cho người dân. Trong tương lai, đây là một trong những thủ tục được cho là sẽ được giản lược về mặt hồ sơ, giấy tờ.

Theo Thông tư 11/2016/TT-BCA, Thông tư 48/2019/TT-BCA, để làm thủ tục cấp Căn cước công dân, người dân cần đến Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an cấp huyện.

Khi đi, người dân cần mang theo Sổ hộ khẩu. Khi đến làm thủ tục, sẽ được cấp Tờ khai Căn cước công dân, người dân tiến hành điền thông tin vào Tờ khai.

Nếu đổi Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số hoặc Căn cước công dân mã vạch sang Căn cước công dân gắn chip (nếu không thuộc trường hợp bị mất), thì cần mang theo Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân cũ để cán bộ cắt góc.

Riêng Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc thì sẽ được thu và hủy.

5049 1 1602636291 750x0

Cuối tháng 02/2021 vừa qua, Bộ Công an đã chính thức bấm nút khai trương hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất cấp và quản lý căn cước công dân.

Đây được coi là sự kiện đánh dấu sự thay đổi lớn trong công tác quản lý Nhà nước, sử dụng giấy tờ của công dân từ hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử.

Công an Hà Nội cho biết từ ngày 31/12/2020 đến nay, cơ quan chức năng đã làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân gắn chip cho hơn 500.000 người trên toàn thành phố.

Địa phương này đặt mục tiêu đến ngày 5/6 sẽ cấp hoàn thiện mẫu giấy tờ tùy thân mới cho khoảng 6,5 triệu người dân. Hiện, lực lượng công an chia 3 ca mỗi ngày, làm việc từ sáng đến nửa đêm để hoàn thành mục tiêu.

Đối với người đăng ký tạm trú, nhà chức trách cho hay họ hoàn toàn có thể làm thủ tục cấp đổi căn cước gắn chip tại Hà Nội mà không cần về nơi thường trú.

Sau khi hoàn tất thủ tục làm thẻ, nếu người dân đăng ký nhận căn cước gắn chip qua đường bưu điện thì cơ quan chức năng sẽ cắt góc giấy tờ tùy thân cũ rồi trả lại cho công dân.

Với trường hợp người dân muốn nhận thẻ gắn chip tại nơi cấp, cảnh sát sẽ cắt góc giấy tờ cũ và trả lại khi trả thẻ căn cước công dân mới. Nếu chứng minh thư, căn cước mã vạch bị hỏng, không rõ nét thì công an thu lại và hủy.

Trường hợp chứng minh nhân dân hay căn cước cũ nhưng còn sử dụng được, cảnh sát sẽ đối soát và trả lại cho người dân sử dụng trong thời gian chờ lấy thẻ mới.

Tại Thông báo 395/TB-VPCP, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao các bộ, ngành, địa phương tích cực phối hợp với Bộ Công an tích hợp các dữ liệu cần thiết vào thẻ CCCD; Bảo hiểm xã hội phối hợp cùng Bộ Công an đồng bộ hóa dữ liệu và tích hợp thông tin vào thẻ CCCD; Khuyến khích một số dịch vụ không phải do Nhà nước cung cấp cũng có thể sử dụng thẻ CCCD và dữ liệu tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cung cấp dịch vụ…

Như vậy, thẻ CCCD gắn chip điện tử có thể được tích hợp rất nhiều thông tin của các Bộ, ban ngành khác như thuế, bảo hiểm y tế, bằng lái xe và các loại giấy tờ có giá trị khác, từ đó, có thể phòng tránh được việc các loại giấy tờ bị giả mạo, người dân đi giao dịch và làm các thủ tục hành chính không phải mang nhiều loại giấy tờ, giảm thời gian và chi phí…

PV (th)

Khai trương hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Khai trương hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Giảm một nửa lệ phí làm căn cước công dân gắn chip Giảm một nửa lệ phí làm căn cước công dân gắn chip
Công an Hà Nội sẵn sàng bước vào “chiến dịch” cấp căn cước công dân gắn chíp lưu động Công an Hà Nội sẵn sàng bước vào “chiến dịch” cấp căn cước công dân gắn chíp lưu động

Ngày đăng: 09:51 | 11/03/2021

/ Nghề nghiệp và cuộc sống