5 ngày nữa quy định cách tính lương hưu với lao động nữ chính thức có hiệu lực, nhưng câu chuyện “sau một đêm” mất 10% lương hưu vẫn “nóng” hơn bao giờ hết. Dù ngành chức năng đã có những phản ứng khá kịp thời với đề xuất, kiến nghị nhằm làm giảm thiệt thòi cho người lao động. Song những nỗ lực ấy vẫn không đủ để xoa dịu, khỏa lấp những “lổ hổng” mà chính sách tạo ra.
Tại buổi họp báo định kỳ khi được hỏi về cách tính lương hưu mới đối với lao động nữ từ ngày 1/1/2018 tới đây, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết: “Dù chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi từ người lao động, nhưng đến nay không có văn bản, hay thông báo nào từ Quốc hội nên cơ quan BHXH Việt Nam buộc phải thực hiện theo Luật”.
Theo đó sẽ có khoảng 2.000 lao động nữ nghỉ hưu từ 1/1 tới bị ảnh hưởng nặng nề với cách tính trên, Cụ thể, khoảng 2.000 lao động nữ sẽ nhận lương hưu thấp hơn 8-10% so với người nghỉ hưu từ 31/12/2017 trở về trước.
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động được biết trước đó, Bộ LĐTB&XH và BHXH Việt Nam đã đề xuất phương án áp dụng lộ trình tính lương hưu cho nữ giới để giảm thiệt thòi cho đối tượng này. Cụ thể, 15 năm đầu đóng bảo hiểm, lao động nữ được tính bằng 45%; nghỉ hưu năm 2018 và 8 năm tiếp theo, mỗi năm tính thêm 3%; sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%.
Ở góc độ khác, trao đổi với báo chí xung quanh câu chuyện về lương hưu nữ, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội thẳng thắn cho rằng, không cần sửa luật, thay vào đó Bộ LĐTB&XH có thể đề xuất Chính phủ, trong năm 2018 khi điều chỉnh tăng lương khu vực nhà nước thì tăng lương hưu cho người lao động với mức tăng 7% theo từng đối tượng.
Cụ thể, người hưởng lương hưu trên 100 triệu đồng hay 80 triệu đồng/tháng chỉ tăng bằng mức trượt giá của năm 2018, khoảng 4% - 5%, còn lại 3% phải ưu tiên cho đối tượng có lương hưu dưới 1,3 triệu đồng (như trường hợp cô giáo Trương Thị Lan ở Hà Tĩnh) để bằng 1,3 triệu đồng/tháng, dưới 2 triệu đồng để bằng 2 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, ưu tiên cho 3.000 lao động bị tác động giảm 6%-10% lương hưu trong năm 2018.
Ví dụ, đối với người bị giảm 10% lương hưu thì chúng ta tăng 2%, người bị giảm ít thì tăng 1%. Nhưng 2% hay 1% này là chúng ta tăng cả cuộc đời hưởng lương hưu… như vậy có thể bù được thiệt thòi khi thay đổi chính sách.
Từ những đề xuất, kiến nghị trên có thể thấy ngành chức năng đã có những động thái tích cực, kịp thời trước những phản ánh của người dân. Song thẳng thắn mà nói, dù những đề xuất, kiến nghị trên được thực thi thì cũng không thể nào xóa bỏ được những băn khoăn của người lao động về chính sách.
Thực tế với việc thay đổi chính sách, con số hơn 2.000 người chịu tác động là không lớn. Hơn nữa trong quá trình thay đổi chính sách không thể có sự công bằng tuyệt đối, tuy nhiên không vì lý do đó mà bỏ qua không lắng nghe tiếp thu và sửa chữa. Hơn ai hết, những người làm chính sách cần phải thực sự lắng nghe và thấu hiểu.
Xung quanh câu chuyện lương hưu lao động, nhiều chuyên gia pháp lý thẳng thắn cho rằng, trách nhiệm trước hết thuộc về cơ quan được giao chuẩn bị dự thảo văn bản. Bởi theo quy định ngành chức năng, cơ quan được giao chuẩn bị dự thảo văn bản phải có tuân thủ đầy đủ những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo đó, trong quá trình soạn thảo luật cần phải nghiêm túc thực hiện đúng các quy trình xây dựng Luật. Xây dựng chính sách không khó, nhưng để nó đi vào đời sống lại không hề dễ, thế nhưng có không ít bộ, ngành lại “xem nhẹ” khâu này.
Thực tế trước tình trạng xây dựng Luật “vừa thiết kế, vừa thi công” với những quy định “trên trời” không phù hợp Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 22/6/2015. Một trong những điểm mới nổi bật nhất của Luật Ban hành văn bản năm 2015 là các cơ quan phải xây dựng đề xuất chính sách. Khi đề xuất này được đồng ý mới chuyển sang giai đoạn đề xuất xây dựng văn bản. Nghĩa là nếu làm đúng quy định thì không có tình trạng luật vừa ban hành đã phải sửa.
Song hơn 1 năm thực hiện Luật năm 2015 và Nghị định số 34 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật, đánh giá Bộ Tư pháp cho biết, việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định thời gian qua còn nhiều hạn chế, bất cập, như chưa tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục; chất lượng xây dựng chính sách chưa cao; việc đánh giá tác động của chính sách có lựa chọn giải pháp thực hiện chính sách còn hình thức, chưa sát với yêu cầu thực tiễn, phụ thuộc nhiều vào tư duy chủ quan của người đưa ra chính sách; vẫn còn tình trạng xin rút, xin lùi thời hạn trình các dự án luật, pháp lệnh…Đáng chú ý, có không ít bộ, ngành đề nghị xin sửa Luật Ban hành văn bản vì…khó thực hiện.
Lương hưu lao động nữ không phải là câu chuyện mới nhưng nếu vấn đề xây dựng chính sách không được nghiêm túc nhìn nhận thì sẽ có rất nhiều những bức xúc, những nỗi lòng tương tự sẽ xảy ra.
Chính sách tốt, giải quyết đúng những vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra sẽ nhận được sự ủng hộ của xã hội, tạo ra sự đồng thuận cao trong việc thực thi, triển khai nên sẽ đem lại hiệu quả lớn.
Ngược lại, những chính sách “trên trời” nếu không được sửa sai, khắc phục kịp thời sẽ khó có thể lấy lại được lòng tin của người dân.
Xung quanh câu chuyện lương hưu, nhiều chuyên gia pháp lý thẳng thắn cho rằng, trách nhiệm trước hết thuộc về cơ quan được giao chuẩn bị dự thảo văn bản. Bởi theo quy định ngành chức năng, cơ quan được giao chuẩn bị dự thảo văn bản phải tuân thủ đầy đủ những quy định của Luật Ban hành văn bản. Theo đó, trong quá trình soạn thảo Luật cần phải nghiêm túc thực hiện đúng các quy trình xây dựng Luật. Xây dựng chính sách không khó, nhưng để nó đi vào đời sống lại không hề dễ, thế nhưng có không ít bộ, ngành lại “xem nhẹ” khâu này. |
Phụ nữ nghỉ hưu từ 2018 theo phương án nào để không bị thiệt 10%?
Phụ nữ nghỉ hưu từ năm 2018 bị tác động do điều chỉnh cách tính lương hưu thì bộ LĐTB-XH có thể đề xuất Chính ... |
4 thay đổi lớn về chính sách bảo hiểm xã hội từ năm 2018
Người lao động sẽ phải đóng tăng số năm để được hưởng mức lương hưu tối đa, mức đóng hàng tháng cộng thêm các khoản ... |
Ngày đăng: 19:20 | 28/12/2017
/ Lê Minh Long/Đại Đoàn Kết