Việc xóa bỏ một số điều kiện vật chất khi cán bộ, công chức bị kỷ luật có tác dụng răn đe thiết thực hơn.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức gửi đến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, dự thảo luật đã bổ sung nguyên tắc gắn hình thức xử lý kỷ luật với hệ quả pháp lý tương ứng, để làm cơ sở cho Chính phủ quy định chi tiết.
Theo đó, đối với từng hình thức xử lý kỷ luật “cảnh cáo”, “kỷ luật”, “xóa tư cách” thì cán bộ, công chức còn phải chịu kèm theo hệ quả cụ thể nào đó (ví dụ như cắt một số quyền lợi về vật chất mà người đó được hưởng)...
Trao đổi với Đất Việt, các ý kiến đều tán thành việc gắn hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức với việc cắt một số quyền lợi vật chất mà người đó đang được hưởng.
Một chuyên gia hành chính công cho biết, từ trước tới nay, việc xử lý cán bộ, công chức sau nghỉ hưu, trong đó có việc xóa tư cách chức vụ của người đó trong thời gian đảm nhiệm chỉ là “xóa cái danh”. Và vấn đề gây tranh luận nhiều trong thời gian qua chính là các chế độ, chính sách kèm theo chức danh đó như hệ số phụ cấp, thưởng có bị xử lý hay không?
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc nghỉ hưu là một chủ trương lớn nên cần phải nghiên cứu thận trọng, có quy định hợp lý bảo đảm tính khả thi và thống nhất trong quá trình thực hiện. |
"Khi xóa tư cách chức vụ cần xử lý đầy đủ các chế độ, chính sách mà cán bộ, công chức được hưởng khi họ bị xóa tư cách chức vụ đảm nhiệm tại thời điểm vi phạm. Việc dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức bổ sung quy định này là hoàn toàn hợp lý và cần thiết, có tác dụng răn đe và giúp đề cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ khi đang công tác, tránh việc tư duy nhiệm kỳ", vị chuyên gia đánh giá.
Cùng quan điểm, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng tán thành việc xóa bỏ tư cách chức vụ của cán bộ, công chức bị kỷ luật kèm theo xóa bỏ các điều kiện vật chất mà người đó được hưởng với tư cách chức vụ đó.
"Ví dụ, một người trước là bộ trưởng, sau khi nghỉ hưu bị kỷ luật xóa tư cách bộ trưởng thì phải xóa luôn các điều kiện quyền lợi vật chất mà người đó được hưởng với tư cách là bộ trưởng. Bởi đã bị xóa tư cách bộ trưởng rồi thì không có lý do gì để giữ lại và cũng không có quyền được hưởng các quyền lợi vật chất như việc đi lại, khám chữa bệnh... mà cán bộ cao cấp được hưởng", ông Tiến dẫn chứng.
Ông khẳng định, nếu quy định trên trở thành hiện thực thì tính cảnh báo, răn đe sẽ cao hơn, cho thấy khi cán bộ, công chức nghỉ hưu bị kỷ luật, không còn chức danh ấy thì không thể có quyền lợi đi kèm với chức danh đó.
"Cán bộ tay đã nhúng chàm thì phải xử lý mạnh mẽ, quyết liệt để răn đe, cảnh báo, cảnh tỉnh họ và cả những cán bộ khác có dấu hiệu vi phạm hay tham nhũng", nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh.
Điều khoản về xử lý cán bộ, công chức đã về hưu trong dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức mới nhất: “Việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như sau: a) Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật; b) Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật. Chính phủ quy định chi tiết khoản này”. |
'Việt Nam cần tính đến lao động cho người đã nghỉ hưu' Trước xu hướng già hóa dân số, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói Việt Nam nên tham khảo "chính sách khởi nghiệp cho người già" ... |
Nâng tuổi nghỉ hưu: Những người nào được về hưu trước tuổi? Bộ LĐ-TB-XH cho biết sẽ lập danh mục những ngành nghề độc hại, nguy hiểm được về hưu sớm. |
'Tăng tuổi nghỉ hưu phù hợp với xu hướng tuổi thọ của người Việt Nam' Tuổi thọ khoẻ mạnh của người Việt sau tuổi 60 cao hơn nhiều nước, nhưng tuổi nghỉ hưu lại thấp hơn. |
Tăng tuổi nghỉ hưu: Giữ chức không quá 2 nhiệm kỳ để tránh giữ 'ghế' Để giải quyết lo lắng "tăng tuổi hưu sẽ căng thẳng chuyện giữ ghế", đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng nên áp ... |
Thành Luân
Ngày đăng: 15:54 | 03/09/2019
/ baodatviet.vn