Sau khi ông Bùi Hiền công bố phần còn lại trong đề án cải cách chữ viết tiếng Việt, coi như vở kịch đã “hạ màn”. Nếu trước đây vẫn còn một vài ý kiến bênh vực, thì nay không còn ai ủng hộ.
Trần Trung, một nhà nghiên cứu văn hóa ở Nghệ An, cho rằng, trường hợp ông Bùi Hiền và đề xuất cải cách chữ viết tiếng Việt là một hiện tượng đáng lưu tâm về mặt khoa học và văn hóa.
“Việc ông Bùi Hiền nghiên cứu phương án cải cách chữ viết tiếng Việt và đưa ra giải pháp của mình là bình thường. Vì đây là nghiên cứu có tính chất cá nhân”, ông Trần Trung phân tích.
Theo chuyên gia này, chỉ khi Nhà nước đặt hàng, đề tài khoa học mới phải có ý nghĩa, có giá trị… sao cho đáng “đồng tiền bát gạo”.
Ông Bùi Hiền tự bỏ thời gian, công sức để nghiên cứu, với động cơ vì cộng đồng, đó là quyền cá nhân. Công bố của ông không có giá trị, hay sai lầm, yếu kém… cũng là điều hết sức bình thường. Trong khoa học, có rất nhiều nghiên cứu, phép thử sai, mới cho ra một kết quả khả quan. Kể cả những nhà khoa học lỗi lạc, không có ai thành công 100%.
Công bố của ông Bùi Hiền cũng không gây tác hại gì cho xã hội, cộng đồng. Vì nó chưa được ứng dụng và Chính phủ đã lên tiếng từ chối.
Vậy tại sao cộng đồng lại phản ứng dữ dội? Không chỉ phản biện về phương diện chuyên môn, học thuật, nhiều người còn lên tiếng chỉ trích, thóa mạ cá nhân ông Bùi Hiền, với những từ ngữ hết sức nặng nề?
Về điều này, chuyên gia Trần Trung giải thích là một phản ứng có tính chất “tự vệ văn hóa”. Tiếng Việt (bao gồm tiếng nói và chữ viết), không chỉ là phương tiện giao tiếp, mà đã trở thành sản phẩm văn hóa, trở thành một phần tâm hồn dân tộc, gắn bó máu thịt với cộng đồng.
Người dân Việt Nam, như nhận xét của nhà văn Hoài Thanh, đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”, “họ yêu vô cùng thứ tiếng đã mấy mươi thế kỷ đã chia sẻ vui buồn với cha ông”.
Khi cộng đồng đã dành hết tình yêu cho một đối tượng, thì sẽ phản ứng vô cùng mạnh mẽ, đối với nguy cơ tình yêu đó bị chia sẻ.
Đề xuất của ông Bùi Hiền chưa đi vào thực tế, nhưng cũng là một nguy cơ, đối với tiếng Việt.
Vì vậy, cộng đồng đã phản ứng dữ dội, bất chấp động cơ tốt của tác giả, cũng như ông là người tuổi đã cao, có nhiều cống hiến.
Bên cạnh lời chỉ trích, có rất nhiều ý kiến của người dân tỏ ra băn khoăn, lo lắng, buồn bã, thậm chí sợ sệt, trước viễn cảnh “chữ ông Bùi Hiền” sẽ thay thế chữ quốc ngữ.
Theo ông Trần Trung, TS Đoàn Hương đã hơi vội vã khi cho rằng những người “ném đá” ông Bùi Hiền là “đám quần chúng không hiểu gì”.
Thực chất, đó là phản ứng tự nhiên, lành mạnh của cộng đồng, xuất phát từ tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ.
PGS Bùi Hiền lên tiếng nếu "Tiếq Việt", "Záo zục" vào Táo quân 2018
PGS Bùi Hiền lên tiếng không nên đưa Tiếq Việt, Záo zục vào Táo quân 2018. Quan điểm của tôi là không nên mang một ... |
NÓI THẲNG: Ga-li-lê, Bùi Hiền và Tiếw Việt
Đề xuất cải cách chữ viết tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền khiến người ta liên tưởng tới chuyện của nhà thiên văn học người ... |
Phần 2 đề xuất “Tiếng Việt” thành “Tiếw Việt”: Thắng lợi tưởng tượng
Sau khi những chỉ trích và ồn ào tạm lắng, ông Bùi Hiền tiếp tục khuấy động dư luận với việc công bố phần 2 ... |
Ngày đăng: 08:44 | 28/12/2017
/ https://laodong.vn