Trong thời buổi công nghệ hiện đại ngày nay, mạng xã hội là một phương tiện vô cùng phổ biến, hầu hết mọi người đều sử dụng hàng ngày. Nhưng dùng mạng xã hội thế nào để không lạm dụng gây ảnh hưởng đến đời sống và tinh thần của người khác thì đó mới là vấn đề nan giải.

1727 11

Mạng xã hội Facebook được nhiều người sử dụng nhất hiện nay, từ người già đến người trẻ, từ thành thị đến nông thôn.

Mới đây mạng xã hội đang rầm rộ về một cô giáo chủ nhiệm của một trường tiểu học ở Hà Giang bị phạt 7,5 triệu đồng và bị đình chỉ dạy trong 3 tháng vì trong khi đang giảng dạy trên lớp có một nhóm học sinh mất trật tự cô giáo đã nhắc nhở nhiều lần nhưng những học sinh đó vẫn tiếp tục, cô tức giận mắng và tát vào má một em, những em còn lại bị cô phạt lấy thước kẻ đánh vào tay. Biết con mình bị cô giáo đánh, phụ huynh của học sinh không cần biết nguyên nhân là gì liền chụp ảnh và đăng lên mạng xã hội. Các cao thủ, các “anh hùng bàn phím” thi nhau lao vào mổ xẻ, bàn luận nói hành động của cô giáo là không thể chấp nhận, cần phải đưa cô ra khỏi ngành giáo dục, là không thể chấp nhận để con họ học một cô giáo như vậy… Để làm vừa lòng cấp trên và dư luận, cô giáo buộc phải chịu trách nhiệm cho những hành động của mình.

Ngày nay, trong thời buổi mạng xã hội bùng nổ, bất cứ thông tin nào cũng có thể đưa lên mạng xã hội, nhiều fangage liên tục cập nhật những tin nổi bật ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào thông qua mạng xã hội. Thật đáng tiếc cho các giáo viên dạy dỗ học sinh của mình, coi như con, như cháu, muốn các em thay đổi tốt hơn mỗi ngày. Nhưng khi mọi thứ được đưa lên mạng xã hội thì lòng tốt của các thầy các cô lại là con dao đâm vào chính họ, bởi các “anh hùng bàn phím” đâu cần biết nguyên nhân sự việc, hầu như ít ai cho thầy cô có cơ hội giải thích, và cũng chẳng mấy người tin vào lời giải thích đó. Đáng tiếc thay cho một số vị phụ huynh vì thương con mà mất đi lý trí, vì muốn thỏa mãn sự tức giận nhất thời lại chà đạp lên những người cha, người mẹ thứ hai đang dạy đỗ con mình, những người vì muốn con mình tốt hơn trong tương lai mà chấp nhận đóng vai phản diện. Tưởng rằng trong những lúc hoang mang như thế thì sẽ được sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của cấp trên và các đồng nghiệp. Nhưng họ nhận được lại là những lời chỉ trích, dạy dỗ về đạo đức nghề nghiệp… Chưa hết, thời gian vừa qua Bộ giáo dục đưa ra những quy định, cách ứng xử, xử lý, kỷ luật đối với học sinh, lấy học sinh làm tâm điểm, các hình thức kỷ luật đối với học sinh cần phải được thay đổi và xem xét lại, nhưng có điều chắc chắn giáo viên không được phép kỷ luật học sinh trước lớp, trước trường và càng không được phép đình chỉ học khi các em phạm lỗi, thay vào đó giáo viên luôn phải tươi cười, dịu dàng, ân cần, chu đáo, chăm sóc, dỗ dành … vì một môi trường giáo dục an toàn và lành mạnh. Than ôi! Nghĩ mà thấy tội cho các nhà giáo quá, bởi họ cũng là con người, cũng biết vui, biết buồn, biết hờn, biết giận, phải lăn lộn với cuộc sống thường ngày chứ họ có phải là người máy đâu mà lúc nào cũng tươi cười, dịu dàng chu đáo.

Trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua nhiều bậc phụ huynh than trời, khóc đất mong trường học sớm mở cửa trở lại bởi không thể chịu đựng thêm hai đứa con của mình nghịch ngợm, phá phách, vậy thì trong một lớp có đến 40, 50 em mỗi em một tính cách, một suy nghĩ, một trò quậy phá thì quả là một cực hình đối với các thầy, các cô.

Giờ đây, các giáo viên không chỉ đối mặt với mấy chục học sinh mà còn đối mặt với những chiếc camera luôn rình rập và đưa những thông tin một chiều lên mạng xã hội bất cứ lúc nào. Còn nhớ, năm ngoái một giáo viên ở Hà Nội bị kỷ luật vì cô đã phạt học sinh cá biệt của trường quỳ trước bục giảng, nguyên nhân là do học sinh hỗn láo trong lớp, học sinh cá biệt này đã được gia đình lập biên bản yêu cầu giáo viên chủ nhiệm bắt học sinh quỳ để răn đe, còn phụ huynh vì xót con nên đưa thông tin lên mạng nhằm làm nhục cô. Một số người trong nghành giáo dục cho rằng giáo viên không đước phép dùng biện pháp xúc phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của học sinh là phản giáo dục ...

Cuối tháng năm vừa qua, mạng xã hội đã được phen sôi sùng sục bởi việc một cô giáo ở Hải Phòng “không cho học sinh vào lớp, bắt đứng giữa trời nắng vì đi học sớm” do phụ huynh đăng tải, sau khi chửi bới, mạt sát cô giáo chán chê người ta mới vỡ lẽ ra là cô giáo bị oan, bởi vì hằn học với cô giáo trước đó nên phụ huynh đưa con đến cổng trường, chụp ảnh, đưa con về rồi viết chơi chơi nhằm làm nhục cô.

Thiết nghĩ vụ cô giáo ở Hà Giang vừa qua có đôi điều cần phải suy xét lại, nguyên nhân vì sao cô giáo làm như thế, bởi các thầy các cô được ví như mẹ hiền thì không có lý do gì mà tự nhiên cô lại đem các em ra phạt. Hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của cô giáo, ở trong một gia đình có đứa con nó làm trái ý bố mẹ, bố mẹ khó giữ được bình tĩnh, nữa là trong khi cô đang giảng bài có đến chục em nói chuyện riêng vậy thì trong trường hợp này giáo viên có thể dịu dàng được không. Đồng quan điểm giáo viên có thể dịu dàng trong một số trường hợp, nhưng trong một vài trường hợp cá biệt thì sự dịu dàng đó có thật sự cần thiết?

Ngày xưa, nghề giáo là một nghề cao quý, giáo viên luôn kính trọng nghề nghiệp, người người kính trọng thầy cô. Ra đường lớn bé, già trẻ một điều thầy, một điều cô. Đi học mà bị thầy đánh thì rất sợ bố mẹ biết được bởi nếu biết con bị thầy phạt, có khi còn bị đánh thêm. Thời đó cha mẹ luôn biết ơn các thầy, vì đã trừng phạt đòn roi con mình.

Giáo dục sẽ quyết định tương lai của cả dân tộc vậy sắp tới tương lai của dân tộc Việt Nam sẽ ra sao khi các em đang trở thành “cái rốn của vũ trụ”ngay trên ghế nhà trường? Tương lai các em sẽ ra sao khi không hiểu được chuẩn mực tốt, xấu, đúng sai của xã hội. Khi các em không hiểu và điều khiển được hành vi của mình thì thiết nghĩ thà mù chữ có khi còn tốt hơn biết chữ mà lại không có văn hóa.

Sắp tới, khi các em còn được phép đem điện thoại thông minh vào lớp để phục vụ công việc học tập nhưng liệu các em có sử dụng cho mục đích học tập hay các em lại lạm dụng chúng cho những thú vui tiêu khiển khác, và sẽ còn nhiều bao nhiêu vụ tố cáo giáo viên trong lớp học?

Trong một lần đến thăm Việt Nam, cựu thủ tướng Singapore ông Lý Quang Diệu đã chia sẻ “bí quyết hóa rồng” của Singapore với các chính sách quyết liệt, trong đó phải kể đến những chính sách làm thay đổi và phát triển giáo dục của đảo quốc này. Ông còn nhận định rằng nếu thua trong cuộc đua giáo dục sẽ thua trong phát triển kinh tế. Hãy thử nghĩ tương lai Việt Nam sẽ đi về đâu./.

Thùy Dương (t/h)

‘Sống thật’ trên mạng xã hội tốt cho sức khỏe tâm thần ‘Sống thật’ trên mạng xã hội tốt cho sức khỏe tâm thần
Thủ tướng yêu cầu xử lý tình trạng video nhảm nhí, giật gân tràn lan trên mạng xã hội Thủ tướng yêu cầu xử lý tình trạng video nhảm nhí, giật gân tràn lan trên mạng xã hội
Siêu mẫu Hàn sở hữu nhan sắc ngây thơ cùng body sexy công khai Siêu mẫu Hàn sở hữu nhan sắc ngây thơ cùng body sexy công khai "dằn mặt" kẻ gạ gẫm trên mạng xã hội

Ngày đăng: 16:21 | 07/10/2020

/ Nghề nghiệp & Cuộc sống