Gần đây báo chí lên tiếng nhiều về ô nhiễm không khí đã vượt chuẩn ở TP.HCM và Hà Nội. Vậy người dân phải 'chịu trận' sao?
Ô nhiễm không khí và môi trường đang trở thành vấn đề nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người - Ảnh: Thanh Niên
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn vốn cũng khó tránh khi khói bụi, kẹt xe, chất thải từ các nhà máy, khu công nghiệp…Nhưng ở mức độ vượt chuẩn như ở TP.HCM và HN như gần đây báo chí phản ánh thì thật đáng lo ngại.
Từ kết quả tổng hợp của Trung tâm quan trắc môi trường, thông số bụi đo tại một số vị trí quan trắc chịu ảnh hưởng do hoạt động giao thông ở TP.HCM từ năm 2007 đến 2017 đều ở mức vượt chuẩn. Trong đó những chất khí có nhiều trong không khí như NO2, SO2, CO2 đều ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đặc biệt là NO2 trong khói xe máy có thể tạo ra mưa axit hay kết hợp với tia cực tím để tạo nên ô nhiễm quang hóa học có thể gây hại cho phổi. Hoặc theo tiến sĩ Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng phòng Quản lý sức khỏe môi trường và hóa chất, Cục Quản lý môi trường y tế thuộc Bộ y tế thì mỗi ngày một người cần 10.000 lít không khí để thở. Trong khi không khí không đảm bảo chất lượng do bị ô nhiễm có thể gây ra rất nhiều bệnh về tim, ung thư, hô hấp….
tin liên quan
Không khí rơi vào \'vùng cam\'
Tại Hà Nội những ngày gần đây, chất lượng không khí cũng ở mức kém bởi theo đo lường từ nhiều điểm quan trắc thì chỉ số chất lượng không khí (AQI) trên mức 190. Mà theo tiêu chuẩn của Mỹ thì chỉ số này từ 101 - 200 là kém, người dân nhóm nhạy cảm cần hạn chế ra ngoài. Theo nhiều chuyên gia y tế thì trong những ngày chất lượng không khí xấu, người già, trẻ em, những đối tượng có sẵn các bệnh nền mãn tính, hô hấp nên hạn chế ra ngoài, thường xuyên theo dõi chất lượng không khí như theo dõi thời tiết. Và việc đeo khẩu trang y tế cũng không có tác dụng với mức độ ô nhiễm không khí như hiện nay.
Như vậy theo thống kê mới nhất thì Hà Nội được xếp vào vị trí thứ 2 trong các nước Đông Nam Á và thứ 12 trên thế giới về mức độ ô nhiễm môi trường. TP.HCM thì đứng thứ 15 trong các thành phố của các nước Đông Nam Á bị ô nhiễm. Nếu so sánh những thông số thống kê mức độ ô nhiễm trong vài năm trở lại đây thì thấy chất lượng không khí, môi trường sống tại các thành phố lớn ở VN ngày càng trầm trọng. Vậy con người phải đối mặt với thực trạng này ra sao, có giải pháp nào để thay đổi hay làm giảm bớt? Bởi mối nguy này sẽ gây ra những “cái chết” thầm lặng, âm ỉ vì ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Nhà tôi ở Gò Vấp, mỗi ngày đều di chuyển khá xa lên quận 1 để làm việc rồi đưa đón con đến trường nên chuyện đi ra đường mỗi ngày gần như là bắt buộc. Và rất nhiều gia đình cũng thế thôi. Có những buổi sáng trời trong nhưng sương mù dày đặc hay những buổi chiều tối đi về ngay đoạn khu công nghiệp Tân Bình, đường Trường Chinh, sương mù trắng trời bao vây, đậm đặc nhiều khi cứ ngỡ mình đang ở Sapa. Tôi hay con trẻ cũng chỉ biết bịt khẩu trang, che chắn kỹ để ra đường. Nhưng đó dường như là giải pháp chỉ để trấn an….
Vậy câu hỏi được đặt ra là chúng ta phải có giải pháp nào để hạn chế mức độ ô nhiễm không khí hay phải “sống chung với lũ” rồi đợi lũ cuốn trôi…
*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một người dân ở TP.HCM.
Hơn 90% người châu Á hít không khí ô nhiễm mỗi ngày
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 10 người thì 9 hít phải bầu không khí ô nhiễm, khiến 7 triệu trẻ sinh ... |
Ô nhiễm không khí - hiểm họa bị phớt lờ tại châu Á
Hầu hết người dân ở Nam Á và Đông Nam Á đều không biết rõ về các nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí ... |
Không khí Hà Nội ô nhiễm báo động, khẩu trang thường không tác dụng
Không khí ở Hà Nội đặc quánh, trời mờ mịt, khói bụi không thể thoát lên cao nhưng khẩu trang thường người dân vẫn đeo ... |
Ngày đăng: 16:29 | 02/04/2019
/ https://thanhnien.vn