Hoắc Nguyên Giáp, người sáng lập ra Tinh Võ Môn, là huyền thoại võ thuật Trung Quốc thế kỷ 20. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, dù Hoắc đã qua đời được hơn 100 năm, cái chết của ông vẫn là chủ đề gây tranh cãi gay gắt trong giới nghiên cứu…
Hoắc Nguyên Giáp (1868-1910) là một danh gia võ thuật Trung Quốc. Ông là người đã sáng lập ra Tinh Võ Thể dục Hội (Tinh võ môn), một tổ chức võ thuật nhằm hệ thống hóa và phổ biến rộng rãi võ thuật truyền thống Trung Quốc.
Nguyên nhân dẫn tới cái chết của huyền thoại võ thuật Hoắc Nguyên Giáp hơn 1 thế kỉ qua vẫn gây tranh cãi
Cơ thể yếu nhược nhưng vẫn vươn lên thành Huyền thoại võ thuật
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống võ nghệ, cha Hoắc Ân Đệ là một người nổi danh trong vùng nhờ món võ Mê Tung quyền nhưng từ thuở ấu niên Hoắc Nguyên Giáp thân thể yếu nhược, bệnh tật liên miên (hen suyễn mãn tính và sốt vàng da) nên thường bị hạn chế luyện võ.
Mặc dù vậy, bản tính đam mê võ thuật, Hoắc vẫn thường xuyên bí mật theo dõi các buổi dạy của cha mình và kiên trì khổ luyện một mình, bất chấp thể trạng đau yếu.
Năm 1890, có một võ sĩ từ Hà Nam đến Hoắc gia thách đấu và đánh bại anh trai của Hoắc. Hoắc bất ngờ xin ra tỉ thí và chỉ sau vài chiêu đã đánh bại võ sĩ này. Với chiến thắng này, Hoắc chứng tỏ được với cha là mình hoàn toàn có thiên tư về võ thuật.
Ân Đệ từ đó cũng đồng ý cho Hoắc tham gia tập luyện Mê tung quyền như một môn sinh chân truyền. Danh tiếng của Hoắc ngày càng vang xa khi ông đả bại toàn bộ các võ sư khắp nơi đến tỉ thí khi còn rất trẻ.
Trong những năm cuối thế kỷ 19, ngoài việc Trung Quốc bị các cường quốc xâm chiếm chia năm xẻ bảy, các võ sĩ phương Tây và Nhật Bản cũng thừa dịp đứng ra thách đấu với các võ sư người Hoa và đa số giành chiến thắng trước những võ sư Trung Quốc.
Hoắc đau yếu bệnh tật từ nhỏ nhưng lại trở thành huyền thoại bậc nhất của võ học Trung Hoa thế kỷ 20
Trong số những kẻ đứng ra khiêu chiến giới võ thuật Trung Hoa có người đã đề tặng bốn chữ "Đông Á bệnh phu"mang đầy ý nghĩa chế nhạo lẫn khiêu khích các võ sĩ người Hoa khiến họ cảm thấy rất nhục nhã.
Qua việc võ sư Hoắc Nguyên Giáp chiến thắng trong một số trận đấu tiêu biểu với người nước ngoài, võ lâm Trung Hoa dần dần lấy lại danh dự và ông được tôn là người giỏi nhất Thiên Tân.
Hoắc nhanh chóng trở thành một huyền thoại trong giới võ thuật Trung Quốc. Nhiều giai thoại được gán cho ông như một biểu tượng cho lòng tự hào dân tộc của người Trung Quốc trong thời kỳ Thanh mạt.
Năm 1909, Hoắc liên kết với một số võ sư người Hoa thành lập Hội Võ thuật Tinh Võ (Tinh Võ Môn) nhằm quảng bá võ thuật và được thanh thiếu niên Trung Hoa nhiệt tình hưởng ứng. Nhưng chỉ 1 năm sau, Hoắc Nguyên Giáp bất ngờ qua đời tại một bệnh viện tại Thượng Hải. Cho tới ngày nay, nguyên nhân cái chết của ông vẫn là một dấu hỏi lớn.
Những giả thuyết về cái chết của Hoắc Nguyên Giáp
Theo các tài liệu đáng tin cậy, trong những năm cuối đời, ngoài bệnh hen suyễn mãn tính và sốt vàng da, Hoắc còn mắc bệnh lao, một chứng bệnh nan y thời bấy giờ. Theo Trần Công Triết, một đệ tử của Hoắc, thì chỉ sau vài tháng thành lập Hội Tinh Võ, Hoắc bắt đầu ho ra máu.
Đánh bại nhiều võ si nước ngoài, Hoắc trở thành biểu tượng lòng tự hào dân tộc của người Trung Hoa
Các thầy thuốc Trung y đã kê cho ông nhiều toa thuốc khác nhau, nhưng sức khỏe của Hoắc tiếp tục xấu đi. Cuối cùng Hoắc phải vào Bệnh viện Chữ thập đỏ Thượng Hải để chữa trị, nhưng ông vẫn không thể qua khỏi và từ trận chỉ hai tuần sau đó.
Báo cáo về cái chết của Hoắc Nguyên Giáp hiện vẫn còn lưu lại trong hồ sơ của Bệnh viện Chữ thập đỏ Thượng Hải. Nguyên nhân dẫn tới tử vong là do viêm gan cấp tính và suy thận. Cái chết của Hoắc Nguyên Giáp có thể tóm gọn lại là: bệnh đột ngột tái phát – cứu chữa không kịp – qua đời” .
Tuy nhiên, việc Hoắc bất ngờ qua đời ngày 9 tháng 8 năm 1910 đã làm phát sinh nhiều giai thoại cho rằng ông bị hạ độc thủ bởi sự ganh ghét của các võ sư nước ngoài. Một trong những giai thoại phổ biến nhất căn cứ vào sự kiện trước khi chết, Hoắc từng tham gia thi đấu với các võ sĩ Judo Nhật Bản và có đả thương vài người trong số họ.
Về sau, khi Hoắc bị ho ra máu, giáo đầu của các võ sĩ này lại giới thiệu Hoắc đến khám tại một bác sĩ Nhật Bản. Chính tại đây, bác sĩ người Nhật có tên Akino đã cho Hoắc uống một loại thuốc bề ngoài là bổ phổi nhưng thực chất là thuộc độc tàn phá phổi của ông.
Tạo hình ấn tượng của Hoắc Nguyên Giáp trên phim ảnh qua vai diễn của Lý Liên Kiệt
Trong cuốn Tinh võ bản ký của Trần Thiết Sinh có viết “Buổi sáng sau hôm võ sư Hoắc qua đời, bác sĩ Akino người Nhật Bản đã tìm cách tiêu huỷ mọi thứ liên quan, các đệ tử của võ sư nghi ngờ, tiến hành kiểm tra và phát hiện thuốc mà Akino sử dụng để điều trị cho võ sư là một loại thuốc làm hỏng phổi một cách từ từ”.
Năm 1989, Hoắc được cải táng. Một số thông tin cho rằng đã phát hiện các dấu tích của việc nhiễm độc thạch tín trên hài cốt. Chi tiết này dù vậy, vẫn được giới nghiên cứu tranh cãi theo hai hướng phân tích chính.
Thứ nhất, Hoắc đích xác đã bị đầu độc. Và thứ hai, do thạch tín (tên khoa học: Arsenic trioxide) là một thành phần quen thộc trong các bài thuốc Trung y cổ truyền nên việc nó có trong cơ thể Hoắc, một người có tiền sử bệnh tật, là chuyện bình thường.
Nhiều game thủ bị tố \'cày thuê\', Liên Minh Huyền Thoại VN dậy sóng esport: Sau sự việc của Optimus tố Zeros, đến lượt các tuyển thủ của Sky Gaming DakLak bị tố từng "cày thuê" hoặc chơi chung ... |
Venezuela xóa tan huyền thoại về nguyên tắc không can thiệp Nhiệm kỳ tổng thống Venezuela của Nicolás Maduro đã kết thúc vào ngày 10/01/2019. Theo quy định của hiến pháp Venezuela, Juan Guaidó, người đứng ... |
Cặp đôi huyền thoại Bao Chửng - Công Tôn Sách tái ngộ sau 18 năm Hình ảnh tái ngộ của cặp đôi khiến bao ký ức tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x ùa về. |
Ngày đăng: 10:30 | 16/02/2019
/ http://danviet.vn