Tống Giáo Nhân được coi là 1 trong 2 nhà cách mạng dân chủ tiên phong của Trung Quốc, cùng với Tôn Trung Sơn. Cái chết của ông, trong vụ ám sát tại nhà ga Thượng Hải tháng 3/1913, cho tới giờ là vụ án lớn nhất chưa từng được đưa ra xét xử…

Tống Giáo Nhân (sinh 5/4/1882 - mất 22/3/1913), là một nhà cách mạng và chính trị gia Trung Quốc. Năm 1905, ông cùng Tôn Trung Sơn thành lập Đồng minh Hội. Sau Cách mạng Tân Hợi 1911, Tống Giáo Nhân là thành viên trong bộ máy chính phủ cộng hòa của Đại tổng thống lâm thời Viên Thế Khải.

 

cai chet bi an 100 nam khong loi giai cua nha dan chu tong giao nhan

Tống Giáo Nhân được coi là 1 trong những nhà cách mạng dân chủ đầu tiên lịch sử Trung Quốc.

Tống Giáo Nhân với mục tiêu thúc đẩy cải cách dân chủ tại Trung Quốc, do đó ông tập hợp một lực lượng đảng viên có khuynh hướng dân chủ trong Quốc hội cùng Tôn Trung Sơn, Hoàng Hưng và Đồng minh Hội lập ra Quốc dân Đảng (25/8/1912).

Trong giới lãnh đạo Quốc dân Đảng, nếu Tôn Trung Sơn được coi là “Cách mạng tiên hành giả - người tiên phong của cách mạng”, đóng vai trò như 1 biểu tượng chính trị và tuyên truyền còn Hoàng Hưng là thủ lĩnh quân sự - tham mưu trưởng, thì Tống Giáo Nhân chính là nhân vật có thế lực nhất, được Tôn Trung Sơn tin tưởng ủy nhiệm giữ chức Đại lý sự trưởng Quốc dân Đảng.

Ngay khi Quốc dân Đảng được thành lập, Tống Giáo Nhân đã huy động thành công trí lực và tài lực lớn từ giới thân sĩ và thương nhân nhằm chủ trương một chế độ dân chủ nghị viện lập hiến. Quốc Dân Đảng sớm thể hiện ý chí phản đối phái chủ nghĩa quân chủ lập hiến và tìm cách hạn chế quyền lực của Viên Thế Khải.

Trong cuộc bầu cử quốc hội lần thứ nhất (12/1912- 1/1913), Quốc dân Đảng giành được số ghế nhiều nhất. Dù vậy, Quốc dân Đảng vẫn bất lực trong việc kiềm tỏa Viên Thế Khải. Tất cả các quyết định của Quốc dân Đảng đều bị Viên Thế Khải, trong vai trò Tổng thống và sở hữu thế mạnh quân sự vượt trội, bác bỏ.

Đầu năm 1913, Viên Thế Khải tiến hành bổ sung quân đội với mục đích phòng ngừa sự chống phá của Quốc dân Đảng. Không đợi Quốc hội thông qua, Khải ký giấy vay Ngân hàng đoàn (ngân hàng 5 nước, gồm Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga) số tiền 25 triệu bảng Anh để tiến hành tăng cường sức mạnh quân sự.

 

cai chet bi an 100 nam khong loi giai cua nha dan chu tong giao nhan

Tống Giáo Nhân bi ám sát vào tháng 3/1913 tại nhà ga Thượng Hải.

Ngày 20/3/1913, Tống Giáo Nhân bị ám sát tại nhà ga phía Bắc Thượng Hải khi ông đang chuẩn bị bài diễn văn vận động ủng hộ chế độ dân chủ nghị viện. Việc truy tìm hung thủ được tiến hành rất tích cực. Các tờ báo đều đăng tin và ảnh Tống Giáo Nhân, kêu gọi mọi người tố giác kẻ gây án. Ngày thứ ba sau khi báo đăng tin, một người buôn đồ cổ tên Vương A Phát đến trình báo:

“Mười ngày trước, tôi đến nhà buôn đồ cổ Ứng Quế Hinh ở phường Văn Nguyên. Ứng Quế Hinh có đưa cho tôi xem ảnh này, bảo tôi có cách nào giết người trong ảnh. Nếu việc thành sẽ cho tôi một nghìn đồng thù lao. Tôi nói tôi chỉ là người buôn bán, chưa giết người bao giờ vì thế không thể nhận lời. Hôm nay, xem báo thấy bức ảnh Tống tiên sinh rất giống với bức ảnh mà Ứng Quế Hinh cho tôi xem hôm trước”.

Dựa vào trình báo của Vương A Phát, cảnh sát Thượng Hải đã tìm được Ứng Quế Hinh ở lầu xanh Hồ phỉ vân gia, ở đây, cũng bắt được thích khách Võ Sĩ Anh, phát hiện thấy một bức thư mật cùng điện báo của Hồng Thuật Tổ - bí thư của Thủ tướng Triệu Bỉnh Quân. Ngoài ra, lực lượng điều tra còn tìm thấy năm khẩu súng ngắn.

Căn cứ vào các bằng chứng rõ ràng, kết luận đầu tiên được đưa ra: hung thủ trực tiếp hãm hại Tống Giáo Nhân là Võ Sĩ Anh, Ứng Quế Hinh và Hồng Thuật Tổ là những kẻ đã sắp xếp kế hoạch, chủ mưu vụ mưu sát là Triệu Bỉnh Quân. Đứng sau Triệu Bỉnh Quân không phải ai xa lạ, chính là Viên Thế Khải.

Vụ án dần được hé lộ, Triệu Bỉnh Quân vội vàng gặp Viên Thế Khải, nói: “Mọi người đều nghi ngờ tôi. Có lẽ tôi phải từ chức thôi!”. Viên Thế Khải đáp: “Phải làm sao cho người ta không nghi ngờ được! Ông từ chức, chẳng phải đã thừa nhận phạm tội chủ mưu hay sao? Ông đừng từ chức, cứ coi như mình bị nghi oan!”.

Ở Nhật Bản, Tôn Trung Sơn nhận được tin Tôn Giáo Nhân bị ám sát lập tức trở về Thượng Hải. Theo ý của Hoàng Hưng, Tôn Trung Sơn và Quốc dân đảng quyết định kiến nghị với chính phủ Bắc Kinh, tổ chức xử lý vụ án Tống Giáo Nhân ở một Tòa án đặc biệt do Hoàng Phù, người của Quốc Dân đảng chủ trì.

Viên Thế Khải biết Tòa án đặc biệt do người của Quốc Dân đảng chủ trì sẽ gây bất lợi cho mình đã lệnh cho Bộ trưởng Tư pháp Hứa Thế Anh ra mặt phản đối, nói: “Tòa án đặc biệt là không phù hợp, cần phải đưa tội phạm về Bắc Kinh và xử theo cách thông thường”.

Hoàng Hưng ngay sau đó gửi điện báo cho Viên Thế Khải phản bác: “Triệu Bỉnh Quân là kẻ chủ mưu, Hứa Thế Anh là thành viên trong nội các do Triệu Bỉnh Quân đứng đầu, sao có đủ tư cách để xét xử? Vụ án họ Tống nhất quyết phải do Tòa án đặc biệt xét xử”.

 

cai chet bi an 100 nam khong loi giai cua nha dan chu tong giao nhan

Tôn Trung Sơn và Quốc Dân Đảng tin rằng Viên Thế Khải đứng sau vụ ám sát Tống Giáo Nhân.

Viên Thế Khải, ở vào tình thế đó, dĩ nhiên không thể phản đối. Nhưng trong thời gian chờ cử Thẩm phán cho Tòa án đặc biệt, Võ Sĩ Anh lại chết đầy bí ẩn trong tù, còn Hồng Tổ Thuật thì bằng cách nào đó, đã vượt ngục thành công để rồi bị… ám sát trong chuyến tàu vượt biên tới Đài Loan.

Quốc dân Đảng ở Thượng Hải sợ Ứng Quế Hinh bị giết bèn tăng cường bảo vệ, rải truyền đơn đòi Triệu Bỉnh Quân tới đối chất. Lúc ấy, ở đâu lại xuất hiện một nhân vật có tên Chu Tử Cảnh tới Bắc Kinh, tự thú với Tòa án.

Người này khai rằng: “Tôi nhận được lệnh của Hoàng Hưng đến Bắc Kinh để ám sát các nhân vật chính trị. Tống Giáo Nhân một tay do tôi giết”. Tòa án căn cứ vào lời khai của Chu Tử Cảnh, yêu cầu Hoàng Hưng tới Bắc Kinh đối chất trong khi Quốc Dân đảng thì đòi Triệu Bỉnh Quân ra tòa khiến mọi sự thêm hỗn loạn.

Hoàng Hưng nhận được giấy gọi nhưng không chấp nhận, yêu cầu Tòa đưa ra căn cứ mối liên hệ với Chu Tử Cảnh nên chưa tới Bắc Kinh. Cứ nhùng nhằng như thế nên vụ án Tống Giáo Nhân không xử được. Tranh thủ thời gian này, Viên Thế Khải đã bố trí quân đội ở nơi trọng yếu và phế truất 3 đô đốc thuộc phe Quốc dân Đảng.

Các thành viên của Quốc dân Đảng dưới sự dẫn dắt của Tôn Trung Sơn và Hoàng Hưng, trước tình hình này, cáo buộc Viên Thế Khải đứng sau âm mưu sát hại Tống Giáo Nhân và chính thức tổ chức Cách mạng thứ hai vào tháng 7/1913.

Các tướng lĩnh thuộc Quốc Dân Đảng gồm Lý Liên Kiệt (Giang Tây), Trần Kỳ Mỹ (Thượng Hải), Bách Văn Uất (An Huy), Trần Quỳnh Minh (Quảng Đông) chính thức khởi binh chống Viên Thế Khải cùng sự hưởng ứng của các lực lượng vũ trang ở Phúc Kiến, Hồ Nam và Trùng Khách.

 

cai chet bi an 100 nam khong loi giai cua nha dan chu tong giao nhan

Viên Thế Khải là chính trị gia có tài, 1 nhà quân sự bản lãnh nhưng cuối cùng cũng chết vì tham vọng quá lớn.

Nhưng với sự vượt trội toàn diện về thế mạnh quân sự cùng việc đã bố trí kế hoạch chống khởi nghĩa từ trước, Viên Thế Khải dập tan các cuộc nổi dậy chỉ trong vỏn vẹn 2 tháng. Viên, sau đó, tuyên bố Quốc dân Đảng tiến hành lật đổ chính quyền quy tội phản bội, ra lệnh trục xuất thành viên Quốc dân Đảng khỏi Quốc hội, đồng thời ép Quốc hội thừa nhận mình là Đại Tổng thống chính thức.

Để bảo đảm địa vị quyền lực, tháng 11/1913, Viên Thế Khải ra lệnh giải tán Quốc dân Đảng. Đầu năm 1914, Viên giải tán luôn Quốc hội. Không lâu sau, ông hủy bỏ Ước pháp lâm thời để chính thức xây dựng một nền thống trị "độc tài của tập đoàn quan liêu, quân phiệt và đại địa chủ tư bản”.

Tháng 12/1915, Viên chấp nhận 21 yêu sách của Nhật Bản như là điều kiện để chính thức lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Hồng Hiến. Lập tức, Tiến bộ đảng của Lương Khải Siêu liên kết với Đảng Cách mạng Trung Hoa của Tôn Trung Sơn vận động cuộc phản đế chế. Hưởng ứng lời hiệu triệu của hai đảng, các tỉnh là Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam… đều có phong trào chống đối Viên Thế Khải.

Tháng 5 năm 1916, phái cách mạng ở Quảng Châu thành lập Chính phủ Cộng hòa và bầu Lê Nguyên Hồng làm Đại Tổng thống. Viên Thế Khải, theo ghi chép, đã chết vì tức giận vào ngày 6/6/1916 ở tuổi 57. Cái chết của Viên Thế Khải chính là điểm khởi đầu cho cuộc tương tranh quân phiệt giữa 2 miền Nam - Bắc Trung Quốc nhiều năm sau đó.

cai chet bi an 100 nam khong loi giai cua nha dan chu tong giao nhan Biên niên sử chìm nổi của Ngọc tỷ truyền quốc Trung Hoa

Ngọc tỷ truyền quốc là quốc bảo, là vật tượng trưng cho quyền lực tối thượng của Hoàng đế Trung Hoa, bắt đầu từ thời ...

cai chet bi an 100 nam khong loi giai cua nha dan chu tong giao nhan Ảnh độc về lễ đăng cơ năm 1915 của Viên Thế Khải

Từng đăng cơ xưng đế, xây dựng đế quốc Trung Hoa nhưng Viên Thế Khải đã không vượt qua được tham vọng của bản thân ...

Ngày đăng: 11:30 | 28/05/2019

/ http://danviet.vn