(Diễn đàn trí thức) - Sự tác động tiêu cực tới thị trường lao động rất nhiều nhưng cũng có nhiều tiềm năng Việt Nam có thể tận dụng để phát triển.

Lao động cao phải thuê nước ngoài

Cũng chung đánh giá Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ CMCN 4.0, báo cáo của Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương chỉ rõ, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng nguồn nhân lực như trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn thấp (chỉ chiếm hơn 20% lực lượng lao động). Đó là những thách thức không nhỏ cho phát triển ngắn hạn và cho định hướng chính sách dài hạn để Việt Nam chủ động tham gia CMCN 4.0.

cach mang 40 giai phap nao cho lao dong viet nam

Giải pháp nào cho lao động Việt Nam thời CMCN 4.0?. Ảnh minh họa

Những cảnh báo cụ thể về sự xuất hiện của các robot hay các dây chuyền tự động hóa, do đó người lao động sẽ có nguy cơ bị mất việc làm cao hơn. Sự tác động của CMCN 4.0 không chỉ đe dọa tới việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không trang bị các kiến thức mới, kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế trong điều kiện mới.

Theo báo cáo về quy mô, cơ cấu lao động số Việt Nam năm 2018, ước tính khoảng 94 triệu người, trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 55,16 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN về tỷ lệ lực lượng lao động.

Theo thống kê, quý 2/2017, dân số từ 15 tuổi trở lên đạt 71,85 triệu người, tăng 1,4% so với quý 2/2016. Quy mô LLLĐ từ 15 tuổi trở lên đạt 54,52 triệu người, tăng 0,3% so với quý 2/2016. Quý 2/2017, tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên là 76,45%, giảm so với quý 1/2017 và so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nay, cả nước vẫn còn trên 50% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này cho thấy, mặc dù Việt Nam đã xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình song nhìn về cơ cấu lao động vẫn là một nước kém phát triển và tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn trầm trọng.

Báo cáo đánh giá, lực lượng lao động hiện nay của Việt Nam mới chỉ tập trung vào các phân khúc lao động phổ thông, lao động bậc thấp và bậc trung. Do đó, ở từng nhóm ngành cụ thể vẫn thiếu hụt lao động chất lượng cao, bản thân các doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh gay gắt để thu hút lao động.

Ví dụ như những ngành liên quan đến công nghệ thông tin, công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ xanh, công nghệ tái tạo vẫn đang rất thiếu nhân lực ở phân khúc cao.

Dự báo, trong vòng 5 năm tới, nước ta sẽ thiếu hụt lượng lớn lao động về CNTT, chuyên viên cấp cao khi nguồn nhân lực trong nước mới chỉ đáp ứng được từ 60-70% nhu cầu của thị trường.

Trong một số lĩnh vực như tài chính ngân hàng, kiểm toán, nhà hàng khách sạn chúng ta cũng vẫn đang rất thiếu đội ngũ chuyên viên cấp cao, CEO, nhà quản lý, phải thuê lao động nước ngoài.

Trong khi đó, về chất lượng lao động, lao động Việt Nam được đánh giá đang phải đối mặt với không ít thách thức và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Hiện lực lượng lao động Việt Nam mới chỉ có trên 23% có bằng cấp, chứng chỉ. Đặc biệt cơ cấu lao động theo các cấp trình độ đào tạo còn bất hợp lý, không thực sự phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Theo thống kê hiện nay, trong số lực lượng lao động có bằng cấp, chứng chỉ thì hơn 50% là có bằng cấp từ cao đẳng và đại học trở lên, trong khi số có chứng chỉ nghề trình độ trung cấp chỉ chiếm 5,42% và chứng chỉ nghề ngắn hạn chỉ chiếm 5,6% tổng lực lượng lao động.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có bằng/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên quý 2/2017 là 11,78 triệu, tăng 564 nghìn người (5,03%) so với quý 2/2016. Trong đó, tăng mạnh nhất ở nhóm sơ cấp nghề (8,44%), tiếp đến là nhóm trung cấp (5,01%), nhóm đại học và trên đại học (4,64%) và nhóm cao đẳng (2,98%). Tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên trong tổng LLLĐ là 9,09%; cao đẳng là 3,17%; trung cấp là 5,43%; và sơ cấp nghề là 3,53%.

Theo thống kê, năm 2016, LLLĐ không có tay nghề vẫn chiếm tỷ trọng lớn (38%) trong lực lượng lao động. Trong 9 ngành kinh tế, 50% đến 88% người sử dụng lao động báo cáo có vấn đề về tuyển dụng do thiếu các ứng viên có tay nghề. Trong số 633 công ty liên kết của Nhật Bản tại Việt Nam, 42,5% cho biết chất lượng lao động là một vấn đề trong quản lý. Nhu cầu về CNTT tăng 47% mỗi năm, và để đáp ứng nhu cầu này, Việt Nam cần thêm khoảng 1 triệu lao động trong ngành này vào 2020 (Việc thiếu các chuyên gia CNTT có tay nghề cao dẫn đến lỗ hổng, đặc biệt là an ninh mạng: Việt Nam được xếp hạng 101 trong số 193 quốc gia về chỉ số an ninh mạng năm 2017. Xếp sau Myanmar, Lào và Campuchia). Do đó, yêu cầu nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của lao động, kể cả các kỹ năng mềm trong quản lý, tổ chức, tương tác giải quyết vấn đề là rất quan trọng. Đây cũng là giải pháp cho những lao động có trình độ, kỹ thuật cao.

cach mang 40 giai phap nao cho lao dong viet nam Nissan Terra - đối thủ Fortuner xuất hiện tại Việt Nam

SUV 7 chỗ của Nissan xuất hiện tại một đại lý tại TP HCM, chuẩn bị cho màn trưng bày tại triển lãm Viet Nam ...

cach mang 40 giai phap nao cho lao dong viet nam Thị trường di động xách tay tại Việt Nam đang chết dần?

Thị trường di động xách tay tại Việt Nam đang dần mất đi tính đa dạng. Các cửa hàng chỉ tập trung bán iPhone và ...

cach mang 40 giai phap nao cho lao dong viet nam U19 Việt Nam tập nhẹ từ sáng sớm quanh khách sạn

Các cầu thủ U19 Việt Nam đã có buổi tập lúc 7h ngày 21/10, thay vì tập khung giờ buổi chiều như thường lệ.

cach mang 40 giai phap nao cho lao dong viet nam

Ngày đăng: 09:09 | 22/10/2018

/ http://baodatviet.vn