Mạng xã hội tiềm ẩn nguy cơ gây trầm cảm bởi nó khiến người dùng thường xuyên trải nghiệm cảm xúc tiêu cực.

Mạng xã hội kết nối con người nhưng cũng dẫn đến vô số nguy cơ sức khỏe, đặc biệt là trầm cảm. Chia sẻ với Chosun, giáo sư Myung Woo-jae từ Bệnh viện Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) cho biết: "Sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng đến tâm lý người dùng, đặc biệt với những ai không giỏi quản lý cảm xúc. Nếu người dùng mãi mắc kẹt trong những suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm là điều khó tránh khỏi".

Nguyên nhân của hiện tượng trên bao gồm áp lực, kỳ vọng ảo về việc tương tác trên mạng xã hội, quá nuông chiều bản thân cũng như luôn so sánh và thấy mình kém hơn người khác. Giáo sư Kim Sun-mi tại Bệnh viện Đại học Chungang lý giải, vì luôn muốn được chú ý nên có những người liên tục cập nhật tài khoản của mình hay để lại bình luận trên bài đăng của người khác. Nếu lượt tương tác không được như mong đợi mà thay vào đó là những bình luận thiếu thiện chí, rất có thể người dùng sẽ thấy buồn chán hoặc thất vọng.

cach dieu tri tram cam do mang xa hoi

Ảnh: Chosun.

Thực tế, người dùng mạng xã hội, nhất là những ai trầm tính thường ghen tị với cuộc sống "có vẻ hoàn hảo hơn" của người khác. Hơn nữa, việc cập nhật trạng thái quá nhiều hoặc luôn muốn đăng tải lên mạng xã hội cũng có thể khiến người dùng cảm thấy trống trải.

Theo giáo sư Kim, dừng tất cả các hoạt động trên mạng xã hội một cách đột ngột không phải là phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả bởi người dùng sẽ quay sang nghiện tivi hoặc game online. Thay vào đó, các chuyên gia gợi ý mỗi cá nhân nên giảm dần dần thời gian online.

"Lướt mạng xã hội vào ban đêm càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Mọi người chỉ nên sử dụng mạng xã hội vào ban ngày, tránh để ảnh hưởng đến giấc ngủ," giáo sư Myung đưa ra lời khuyên.

Trên hết, cách tốt nhất để điều trị căn bệnh trầm cảm do mạng xã hội là tìm cho mình một sở thích mới. Một khi bận rộn, bạn sẽ không còn thời gian online. Ngoài ra, nếu lên mạng xã hội, hãy tránh tham gia tranh luận bởi những cuộc cãi vã này không bao giờ kết thúc. Thậm chí, bạn nên phớt lờ tất cả các bình luận. Mục đích của mạng xã hội là ghi lại cuộc sống, kết nối bạn bè nên việc bận tâm đến suy nghĩ của người xa lạ thật vô nghĩa.

Trường hợp chứng mất ngủ và những suy nghĩ tiêu cực vẫn tiếp tục bám lấy bạn, hãy gặp bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Lê Hằng

cach dieu tri tram cam do mang xa hoi Trầm cảm không buông tha bạn, tôi và tất cả chúng ta

Trầm cảm không chỉ đơn giản là cảm thấy buồn, chán. Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, tương đối nghiêm trọng ...

cach dieu tri tram cam do mang xa hoi "Sát thủ thầm lặng" trầm cảm và 40.000 người tự tử/năm

Theo báo cáo của Viện sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai, mỗi năm Việt Nam có hơn 40.000 người tự tử do trầm cảm. ...

Ngày đăng: 10:02 | 18/02/2019

/