Theo GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, ngày mùng 1 Tết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tâm thức người Việt.

cach chuan bi mam co cung va van khan mung 1 tet de cau tai loc binh an

Chia sẻ

Các món thường có trong mâm cỗ cúng mùng 1 Tết. Ảnh: Báo Phụ nữ

Trong buổi sáng đầu tiên của năm mới, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng đủ đầy để dâng lên gia tiên, với tất cả lòng thành kính, cầu mong một năm mới bình an, may mắn.

Lệ thường, theo đúng phong tục truyền thống của người Việt, gia đình nào cũng chú trọng và chuẩn bị cầu kỳ, chu đáo mâm cỗ này.

Mâm cơm đầu tiên của năm mới không thể thiếu đĩa thịt gà trống thiến, canh măng hầm hoặc canh bóng, miến, xôi, nem rán, thịt đông, bánh chưng, giò và các loại bánh mứt, kẹo. Ở miền Bắc, mâm cơm cúng không thể thiếu đĩa dưa, hành.

Trên bàn thờ ngọn đèn thờ (đăng hay nến) đỏ lửa liên tục, cùng với hương hoa thơm ngát sẽ tạo không khí Tết thêm đầm ấm, sum vầy.

Thông thường, gà sẽ được làm từ chiều 30 Tết vì người Việt có tục kiêng sát sinh vào ngày đầu năm.

Sau khi mâm cỗ đã được sửa soạn tươm tất, chủ nhà bưng lên bàn thờ, rồi tiếp theo lần lượt những người trong nhà ra trước bàn thờ vái lậy để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Người lớn tuổi nhất trong nhà sẽ đọc văn khấn để mời gia tiên dùng bữa và chứng giám cho lòng thành của con cháu.

Dưới đây là bài Văn khấn tổ tiên ngày mồng 1 Tết (Trích theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin):

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng năm Mậu Tuất

Chúng con là:…… hiện cư ngụ tại...

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới.

Con cháu tưởng niệm ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân.

Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án.

Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Tín chủ chúng con đồng tâm kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng, phù hộ cho chúng con được bách sự như ý, vạn sự cát tường.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Sau đó, khi hương tàn, chủ nhà lễ tạ, hạ cỗ xuống cho con cháu hưởng lộc.

Sau bữa cơm đầu năm, các thành viên trong gia đình sẽ đi chúc tết họ hàng, người thân, đi lễ đình chùa, du xuân để lấy may mắn cho năm mới.

cach chuan bi mam co cung va van khan mung 1 tet de cau tai loc binh an Chuyên gia hướng dẫn cách sắm đồ lễ vật và cúng khấn khi đi lễ chùa đầu năm mới

Đi lễ chùa là nét đẹp từ lâu đời của người dân Việt Nam, nhất là vào ngày mùng 1 Tết - khoảng thời gian ...

cach chuan bi mam co cung va van khan mung 1 tet de cau tai loc binh an Kiêng kỵ ngày mùng 1 Tết để cả năm may mắn, lộc lá

Mùng 1 Tết được xem là thời khắc thiêng liêng, mở đầu cho mọi điều tốt đẹp, may mắn. Vì vậy, ông bà ta thường ...

Ngày đăng: 11:15 | 16/02/2018

/ https://laodong.vn