Dân đang phải đóng bao nhiêu loại quỹ? Và điều gì sẽ xảy ra nếu cứ mỗi luật chuyên ngành lại “đẻ” ra một loại quỹ, nếu các địa phương thu quỹ vô tội vạ trong khi bản thân người đóng thì không biết nó được dùng làm gì? Hiệu quả ra sao?
Và 26 loại quỹ ngoài ngân sách do TƯ quản lý là con số được xác nhận bởi Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải, trong phiên họp đầu tiên về việc giám sát các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
Ngoài 26 loại quỹ này, các bộ ngành cũng đang thu trên 20 loại quỹ. Địa phương cũng thu quỹ- tùy nơi, những loại quỹ dù là mang tính “tự nguyện”, “không bắt buộc” nhưng cũng vô vàn ví dụ từ thực tế cho thấy không tự nguyện không xong. Không tự nguyện thì không được. Rieng cac địa phương, mỗi nơi lại có số lượng quỹ khác nhau, như Quảng Ninh có tới 21 quỹ, An Giang 20 quỹ, Điện Biên 9 quỹ, Ninh Bình 8 quỹ…
Theo quy định tại Nghị định 94/2014/ ngoài quỹ Phòng, chống thiên tai là loại quỹ bắt buộc, các loại quỹ khác thì tùy từng địa phương quy định, nhưng phải trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc.
“Phép vua” thì như vậy, nhưng “lệ làng” lại là chuyện khác. Hàng năm, người dân phải đóng rất nhiều loại từ quỹ “tự nguyện” như: quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ bảo trợ trẻ em, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ từ thiện, quỹ khuyến học, quỹ chăm sóc người cao tuổi, quỹ vì người nghèo, quỹ phòng, chống ma túy…Ngoài quỹ còn có vô số khoản “quy thóc” đóng cho các thiết chế văn hóa, hạ tầng dân cư.
Nhiều đến nỗi không thể đếm xuể có bao nhiêu loại đóng góp, bao nhiêu loại quỹ.
Phản cảm đến mức người nghèo cũng đóng góp quỹ vì người nghèo.
Vô lý đến nỗi đa số người dù góp thì góp thật nhưng chưa bao giờ được trả lời quỹ này dùng làm gì, ai hưởng.
Và “vấn đề” chính là ở chỗ dù là đóng góp tự nguyện, chỉ mang tính vận động không bắt buộc nhưng hầu như người nào, nhà nào cũng phải đóng.
Lựa chọn việc quản lý sử dụng quỹ ngoài ngân sách là một trong 4 chuyên đề giám sát của QH là một quyết định sáng suốt.
Nhưng nếu đã giám sát, mong QH quan tâm cả đến những loại quỹ “tự nguyện, không bắt buộc”. Bởi từ lâu nó thực sự đã tạo ra gánh nặng cho người dân. Bởi từ lâu nó đang gây ra những phản ứng âm ỉ trong xã hội.
Thế kẹt BOT của Bộ GTVT Nhiều dự án BOT đang bị treo lại hàng năm nay, nhà đầu tư hết kêu khóc kể khổ đến dọa trả dự án trong ... |
Trạm thu giá và thế tiến thoái lưỡng nan của Bộ trưởng Thể “Thu giá” nghe rất chối. Bỏ qua điều này thì thành ý muốn giải quyết vấn đề của Bộ GTVT là rất rõ. Tuy nhiên ... |
Ngày đăng: 23:10 | 13/12/2018
/ https://laodong.vn