Trước sự phát triển mạnh mẽ của các hãng gọi xe công nghệ, nhiều nước đã đưa ra những quy định rất cụ thể, nghiêm ngặt để quản lý.

Trong khi một số nước như Pháp, Đức, Italia, Hàn Quốc, Thái Lan... hay một số nơi ở Mỹ, Nhật đã hạn chế, thậm chí đưa ra lệnh cấm hoàn toàn thì Đông Nam Á trở thành “thiên đường” của loại hình dịch vụ chia sẻ này.

Không chỉ siết chặt và bổ sung các quy định trong Luật Giao thông đường bộ, một số nước đã và chuẩn bị áp thuế hoặc quản lý giá cước các chuyến đi được thực hiện qua các nhà cung cấp phần mềm đặt xe Uber, Grab.

Tại Indonesia từ tháng 7/2017 đã áp dụng các mức thuế từ 3500 – 6500 rupiah (tương đương từ 6 - 10 nghìn đồng/km) với các dịch vụ gọi xe trực tuyến. Chính quyền địa phương cũng sẽ có quyền điều chỉnh giá các chuyến đi và hạn chế số lượng phương tiện hợp tác với Uber, Grab được phép hoạt động trong mỗi khu vực.

cac nuoc quan ly uber grab nhu the nao

Việc quản lý Uber, Grab vẫn còn nhiều khó khăn.

Ông Pudji Hartanto Iskandar- Tổng cục trưởng Cục Đường bộ - Bộ Giao thông Indonesia cho biết: “Cần phải có sự cân bằng giữa các hình thức vận tải thông thường và trực tuyến, do đó cần phải đưa ra quy định để quản lý các hoạt động này. Tình hình áp dụng các quy định mới sẽ được đánh giá trong 6 tháng tới.”

Tại quốc đảo Singapore, chính phủ đã có nhiều quy định chặt chẽ, đưa ra những điều luật chi tiết để bảo vệ người dùng từ năm 2014 – thời điểm mà các ứng dụng đặt xe trở nên phổ biến.

Theo đó, các ứng dụng công nghệ có ít nhất 20 taxi hoạt động, sẽ bị chi phối bởi Điều luật dành cho các nhà cung cấp dịch vụ đặt taxi. Các công ty này phải được cấp giấy đăng ký từ Cơ quan quản lý giao thông đường bộ và phải đáp ứng các điều kiện về chi phí, giá cả, tiêu chuẩn dịch vụ, và cam kết chỉ thuê những taxi được cấp bằng...

Cơ quan giao thông đường bộ cũng yêu cầu người lái xe làm việc cho các công ty công nghệ như Uber, Grab phải có bằng do cơ quan này cấp, tài xế sẽ phải tham gia khóa học dạy nghề dành cho lái xe tư nhân và được cấp bằng ở cuối khóa học. Khóa học này có giá khoảng 335 SGD (tương đương 255 USD), diễn ra trong vòng 60 giờ, bao gồm các nội dung về an toàn đường bộ, quy định của xe taxi, tiêu chuẩn dịch vụ.

Trước khóa học, tài xế phải tham gia kiểm tra sức khỏe, lý lịch và được đào tạo về lưu ý an toàn dành cho hành khách và trên đường bộ. Những ôtô do các tài xế này sử dụng phải được cấp bằng và dán nhãn để dễ nhận biết. Tài xế taxi và tài xế xe tư nhân đều có một hệ thống tính điểm kỷ luật chung.

Trong năm 2017, Singapore đã quy định điều luật cho phép chính quyền đình chỉ hoạt động các công ty cung cấp dịch vụ đi xe chung (như Grab hay Uber) khoảng 1 tháng, nếu như phát hiện ít nhất 3 trường hợp tài xế không có đầy đủ giấy tờ, bằng cấp và bảo hiểm. Tài xế cũng sẽ bị phạt hành chính và thậm chí là phạt tù.

Tương tự Singapore, Thụy Sỹ cũng đã đưa loại hình kinh doanh này vào diện quản lý rất chặt và có những quy định nhằm hạn chế những ưu thế cạnh tranh của Uber so với taxi truyền thống.

Các tài xế Uber ở đây đều phải có giấy phép hành nghề taxi, phải đóng bảo hiểm xã hội dù họ không làm việc cho một công ty nào như một dạng thuế. Riêng với nghề lái xe Uber, tài xế còn phải có Bảo hiểm bất trắc và đóng tiền bản quyền dùng radio vì dùng Uber là dùng thiết bị kết nối Internet.

Tài xế phải đóng thuế thu nhập, tiền lãi kiếm được bắt buộc phải khai đóng thuế. Nếu không làm và bị phát hiện thì lái xe sẽ bị phạt.

Đặc biệt, mọi lái xe sử dụng Uber kiếm tiền đều phải gắn thiết bị tachographs, đây là thiết bị theo quy chuẩn châu Âu để biết được tốc độ xe chạy, biết người lái xe đã cầm lái được bao lâu.

Thiết bị này còn cho phép giám sát việc tuân thủ giờ làm việc của tài xế vì luật pháp Thụy Sỹ quy định mỗi người tài xế một tuần làm tối đa 53 giờ, và không quá 13 giờ ngày, phải nghỉ ngơi sau mỗi 4,5 giờ lái xe trong vòng từ 20 đến 60 phút.

cac nuoc quan ly uber grab nhu the nao Quản lý Uber, Grab: Bài học từ Singapore

Singapore - một trong những nước chào đón các “ông lớn” Uber, Airbnb và Tripda từ sớm, đã có nhiều quy định chặt chẽ để ...

cac nuoc quan ly uber grab nhu the nao Uber, Grab và sự biến tướng của kinh tế chia sẻ ở Việt Nam

Không còn là kinh tế chia sẻ, tận dụng xe nhàn rỗi đúng nghĩa, Uber, Grab đã thành một nghề chính với hàng chục nghìn ...

Minh Thư (T/h)

Ngày đăng: 15:00 | 07/04/2018

/ http://www.doisongphapluat.com