Có nhìn thấy những dòng nước mắt của những học sinh dù cố gắng cũng không thể nhớ bài sau mỗi tiết học mới thấy việc học của các em đang áp lực đến nhường nào.
Cách đây 2 năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới để lấy ý kiến góp ý.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: GDVN. |
Tại diễn đàn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều nhà giáo chúng tôi đã có không ít bài viết đánh giá, góp ý về dự thảo chương trình mới, với hy vọng tiếng nói từ những giáo viên đang giảng dạy trên lớp, sẽ góp một phần để các nhà biên soạn chương trình gần với thực tế hơn.
Chương trình mới sẽ khiến trẻ em phải đi học thêm từ 4-5 tuổi
Tưởng chương trình mới giảm tải, ai dè chất thêm gánh nặng lên học sinh lớp 1
Thưa Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, học sinh đang quá tải vì lịch học kín cả tuần
Trong các bài viết của mình, chúng tôi đã cho rằng chương trình đang đặt yêu cầu quá cao đối với học sinh lớp 1.
Chúng tôi đã bày tỏ sự lo lắng, nếu áp dụng chương trình này, sẽ buộc học sinh phải đi học thêm từ 4 đến 5 tuổi mới có thể theo kịp các mục tiêu chương trình đề ra.
Trong những bài viết này, chúng tôi đã phân tích khá kỹ chương trình hiện hành đối với học sinh lớp 1 đã là quá tải, là vượt sức đối với các em.
Đơn cử, trong chương trình hiện hành, chuẩn kiến thức kĩ năng của học sinh lớp 1 chỉ yêu cầu tốc độ đọc của các em 30 tiếng/phút.
Trong khi chương trình mới lại yêu cầu học sinh lớp 1 “Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Tốc độ đọc: 40 – 50 tiếng/phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ”.
Thực tế thì những học sinh đạt tốc độ đạt chuẩn theo quy định 30 tiếng/phút vẫn thể hiện đọc ngắc ngứ, ê a, chưa thật sự trôi chảy.
Nay quy định học sinh lớp 1 phải đạt tốc độ đọc 40 – 50 tiếng/phút phải chăng là quá cao?
Theo một khảo sát trong Luận án Tiến sĩ của nghiên cứu sinh Bùi Thế Hợp, tốc độ đọc trung bình của nhóm học sinh lớp 1 phát triển bình thường là 32,5 tiếng/phút.
Biết“Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu. Nhờ sự gợi ý, hỗ trợ, hiểu được ý nghĩa hay bài học được rút ra từ văn bản, thể hiện qua khả năng trả lời câu hỏi.Ở phần viết, với học sinh lớp 1 mà đã yêu cầu các em biết viết “Quy tắc viết chữ cái đầu câu, viết tên riêng người Việt”.
Chẳng hạn: “Em học được điều gì tốt ở nhân vật trong truyện?”, “Câu chuyện/bài thơ khuyên chúng ta điều gì?”.
Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng 30 trang/năm, mỗi trang khoảng 110 chữ, có tranh minh họa.
Nhờ sự gợi ý, hỗ trợ, hiểu được đề tài hay thông tin chính của văn bản, thể hiện qua khả năng trả lời câu hỏi, chẳng hạn: “Văn bản này viết về điều gì?”.
Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng 30 trang/năm, mỗi trang khoảng 110 chữ, có tranh minh họa.
Đọc mở rộng văn bản thông tin với dung lượng khoảng 20 trang/năm, mỗi trang khoảng 90 chữ, có hình ảnh.
Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 35 chữ theo các hình thức nhìn – viết (tập chép), nghe – viết, tốc độ viết khoảng 30 – 35 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi”.
Những yêu cầu về kiến thức của chương trình mới như thế chỉ phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh khối lớp 2.
Dù những bài viết được phân tích và minh chứng khá kỹ cũng nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo bạn đọc khắp nơi. Thế nhưng, hình như tiếng nói của những giáo viên từ cơ sở chúng tôi không được các nhà biên soạn chương trình để tâm lưu ý.
Và giờ đây, những điều lo lắng, những cảnh báo của chúng tôi đã hiện hữu ngay trước mắt.
Giáo viên phản ánh chương trình nặng thì một số ý kiến của các nhà biên soạn chương trình, biên soạn sách giáo khoa nói rằng thầy cô ngại đổi mới, cái gì mới chẳng bị phản ứng, thậm chí còn khẳng định là giáo viên “không biết dạy”.
Cha mẹ phản ánh thì bị cho rằng phụ huynh không hiểu nên chỉ biết kêu. Thế nhưng, các nhà biên soạn chương trình hằng ngày có thấy cảnh cô trò “đánh vật” bài vở với nhau?
Một tuần học sinh không chỉ học 12 tiết tiếng Việt như quy định mà học tới 23 tiết. Nhiều giờ ra chơi, ra về, các cô cứ phải ngồi lại để giúp các em nhớ bài vì sợ hôm nay không thuộc thì kiến thức hôm sau sẽ chồng lên.
Có nhìn thấy những dòng nước mắt của những học sinh dù cố gắng hết sức cũng không thể nhớ bài sau mỗi tiết học?
Có thấy được cảnh con học cả ngày trên trường nhưng ra về chưa kịp nghỉ ngơi, cha mẹ cũng chỉ kịp cho con ăn vội ổ bánh mì để vào học tiếp ca 3 cho kịp giờ.
Có nghe được những chia sẻ của phụ huynh khi ráng hết sức dạy con ở nhà nhưng vẫn không hiệu quả, mới thấy việc học của các em đang áp lực đến nhường nào.
Chương trình lớp 1: Phụ huynh “đánh vật” học cùng con, giáo viên kêu quá tải |
Giáo viên lớp 1 "đuối" vì sách giáo khoa mới |
Quỹ lớp mua quà cho nhà trường, phong bì cho giáo viên ngày lễ, nên chấm dứt |
Ngày đăng: 09:05 | 08/10/2020
/ giaoduc.net.vn