Mâu thuẫn với nhà bên cạnh nên anh Bình (TP HCM) không thể sơn trát được mảng tường lớn bên ngoài tầng 3-4 khiến nơi ở bị ẩm mốc.
Giữa năm 2017, gia đình chị Linh (quận 9, TP HCM) quyết định phá ngôi nhà cũ để xây nơi ở mới kịp đón Tết. Khu đất của chị rộng 80 m2 (bề ngang 4m) nằm kẹp giữa hai ngôi nhà cao 3 và 4 tầng. Ngôi nhà cấp bốn được tháo dỡ, dọn mặt bằng nhưng chưa kịp đào móng thì bị hàng xóm kéo sang đòi ngừng thi công. Nhà bên cạnh bị nứt tường nên đội thợ của chị Linh phải dùng biện pháp chống đỡ tạm thời.
Trước đó, do chủ quan nên gia đình chị Linh đã không qua trao đổi với hộ bên cạnh về kế hoạch xây dựng. Chị cũng không có hình ảnh của tường nhà hàng xóm trước khi tháo dỡ nên cũng không biết chắc sự cố này có phải do mình gây ra hay không.
Hàng xóm cũng không chấp nhận giải pháp trát lại vết nứt tường vì cho rằng cả kết cấu của nhà cũng bị ảnh hưởng. Do không thể thu xếp nên gia đình này đã kiện chị Linh ra phường khiến việc xây dựng bị đình chỉ nhiều tháng nay.
Ở Việt Nam có nhiều hộ ở nhà dạng liền kề nên việc xây sửa cần có sự hỗ trợ, thông cảm của hàng xóm. Ảnh minh họa: Global Painting. |
Khác với nhà chị Linh, anh Bình ở quận Thủ Đức (TP HCM) đã xây xong nhà 5 năm nay nhưng vẫn chưa hoàn thiện được hết. Nhà bên cạnh cao 2 tầng, nhà anh Bình cao 4 tầng nên có một khoảng tường lớn chịu tác động trực tiếp của mưa nắng. Nhưng hàng xóm nhất định không cho đội thợ của anh Bình lắp giàn giáo "xâm lấn không gian" của nhà họ để sơn trát. Không được chống thấm, sơn bả bên ngoài nên nhà anh Bình nhanh chóng bị thấm loang lổ.
Sự việc được đưa lên phường hòa giải nhưng bất thành. "Chính quyền cũng không thể can thiệp vì nhà bên cạnh đúng về mặt lý lẽ, giờ hai hộ chỉ có thể thương lượng bằng mặt tình cảm", đại diện phường cho biết.
Lý do của sự cố này bắt nguồn từ mâu thuẫn trước đó giữa hai nhà. Do nhiều lần tranh cãi qua lại về ranh giới đất từ những năm trước mà hai gia đình dù liền vách nhau có mối hiềm khích kéo dài.
Theo KTS Phạm Thanh Truyền, rất nhiều công trình đã phải dừng thi công do bị các nhà xung quanh phản đối với các lý do như gây nứt đổ, rơi vật liệu vào nhà hàng xóm, gây tiếng ồn lớn... Một số nhà nhanh chóng bị hư hỏng và thiếu an toàn vì hàng xóm gây khó dễ trong việc hoàn thiện tường bao, hàng rào...
Những rắc rối này thường rất khó xử lý về mặt pháp luật. Bởi vậy, KTS Truyền khuyên các chủ nhà nên cẩn thận ngay từ trước khi khởi công. Ngay từ lúc xin giấy phép, bạn sẽ phải viết giấy có xác nhận của hàng xóm về việc đất của nhà bạn không lấn chiếm, ảnh hưởng tới các hộ liền kề.
Nhân lúc đó, bạn nên xin phép, mong họ thông cảm cho những phiền toái có thể xảy ra khi xây dựng. Bạn hãy cẩn thận chụp lại các mảng tường tiếp giáp để biết có hay không những vết nứt, thấm.
Bạn cần chọn đơn vị có uy tín, khảo sát kỹ khu đất, đào móng đúng kỹ thuật, nhất là các công trình có tầng hầm.
Người dân nườm nượp đổ về Nhật Tân săn đào, quất về chơi Tết Giáp Tết Nguyên đán, tại vườn đào Nhật Tân (Hà Nội), nhiều khách chơi bắt đầu tấp nập đổ về sắm đào, quất về trưng ... |
Những người tình cờ có kho báu từ những nơi không ngờ Không cần phải đi đào bới, nhiều người bỗng dưng tìm được đồ giá trị khi sửa nhà tắm hay trên tầng lửng bị bỏ ... |
Ngày đăng: 20:29 | 01/02/2018
/ vnexpress.net