Dinh dưỡng là việc cung cấp các chất cần thiết cho các tế bào và các sinh vật để hỗ trợ sự sống. Nói đến các chất dinh dưỡng cho trẻ, không hẳn mọi người mẹ đều hiểu hết. Đây chính là một trong các lý do, nhiều trẻ được mẹ chăm chút kỹ, con ăn nhiều nhưng có trẻ thì quá cân dẫn đến béo phì, có trẻ thì ăn bao nhiêu cũng không tròn trịa hay khỏe mạnh như mong đợi.
Nguyên do phần nhiều có thể bởi các mẹ hiểu và áp dụng chưa đúng chế độ dinh dưỡng, cung cấp chưa cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết cho các giai đoạn tăng trưởng phát triển của trẻ.
Việc hiểu rõ về các chất dinh dưỡng và các nhóm dinh dưỡng là rất cần thiết khi được chia thành 2 nhóm gồm: Nhóm các chất dinh dưỡng đa lượng với các chất dinh dưỡng đa lượng như carbohydrate (đường, tinh bột, chất xơ), protein (đạm) và chất béo. Dinh dưỡng đa lượng chiếm phần lớn trong chế độ ăn uống của các mẹ. Chúng cung cấp năng lượng để các mẹ di chuyển và hoạt động; Nhóm các chất dinh dưỡng lượng với các chất dinh dưỡng vi lượng gồm các vitamin C; khoáng chất như canxi, sắt... Vi chất hóa học trên góp phần cho sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của cơ thể.
Uống sữa mỗi ngày sẽ bổ sung canxi cần thiết cho cơ thể của trẻ. Ảnh: T. L. |
Hiểu được các nhóm chất dinh dưỡng sẽ giúp các mẹ chọn lọc những thực phẩm lành mạnh đủ dinh dưỡng cho trẻ, cung cấp đủ chất, tránh việc các mẹ lựa chọn phải những thực phẩm nghèo dinh dưỡng hay cung cấp năng lượng dư thừa không cần thiết cho cơ thể.
Sữa và các chế phẩm sữa: Nhóm thực phẩm này giàu canxi là nguồn cung cấp canxi có thể xem là trọng yếu cho trẻ. Trẻ cần một lượng canxi lớn để phát triển hệ xương. Hệ xương của các con sẽ chắc khỏe hơn nếu nhận đủ lượng canxi cần thiết từ chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không có nhiều loại thực phẩm chứa trong chế độ ăn uống hàng ngày. Vì vậy, các bà mẹ hãy lưu ý nhóm sữa và chế phẩm từ sữa trong thực đơn thường xuyên của trẻ nhà mình.
Nhóm ngũ cốc: Ở nhóm thực phẩm này, các mẹ sẽ gặp 2 nhóm chính là nhóm ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng như bánh mì, nui, bún sạch, các loại thực phẩm ngũ cốc dinh dưỡng được chế biến với quy trình đảm bảo khác, chính là nhóm thực phẩm mẹ nên chọn cho trẻ.
Nhóm thực phẩm chế biến từ ngũ cốc tinh chế như các loại bánh thông thường, một số loại bánh quy và bánh mì trắng... có thể chứa khá nhiều đường, chất béo và natri. Nhóm này sẽ không giàu dinh dưỡng như nhóm thứ nhất nên các bà mẹ cần lưu ý hạn chế cho trẻ dùng.
Nhóm thực phẩm giàu đạm: Nhóm này gồm các loại thịt nạc như nạc heo, nạc bò, các loại thịt gia cầm, trứng, cá, đậu phụ, các loại hạt như yến mạch, quinoa và các loại đậu. Cơ thể con người đều cần một lượng đạm nhất định. Đạm góp phần trong việc xây dựng, duy trì và sửa chữa các mô trong cơ thể.
Quinoa là thực phẩm giàu chất đạm nên được sử dụng thường xuyên. |
Nhóm rau và các loại đậu tươi: Rau củ và các loại đậu tươi trong đó gồm đậu Hà Lan, chiếm một phần rất lớn trong thực đơn hàng ngày của mỗi người. Chúng cung cấp vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác có trong thực vật, để góp phần bảo đảm cho cơ thể được khỏe mạnh hơn. Với trẻ em, việc khuyến khích trẻ tiêu thụ rau củ tươi là một phần việc đầy khó khăn và thử thách, song các mẹ cần làm điều này nếu không muốn trẻ mất cân bằng về dưỡng chất.
Trái cây: Với trái cây, các mẹ nên khuyến khích trẻ dùng trái cây tươi, trái cây khô cũng rất tốt và hạn chế nước ép. Trong trường hợp trẻ yêu thích dùng nước ép, hãy bảo đảm loại nước ép mẹ chọn cho con là 100% tự nhiên và không chứa đường. Việc khích lệ trẻ dùng trái cây khô cũng là điều mẹ nên tích cực thực hiện, vì chỉ 1/4 chén trái cây khô đã bằng 1 chén trái cây tươi. Dùng trái cây khô trong nhiều trường hợp còn góp phần tăng calo cho trẻ.
Mối nguy hại đáng sợ nếu thường xuyên ăn sáng bằng bánh mỳ |
Tiêu chuẩn dinh dưỡng trong bữa ăn học đường ở châu Âu |
Thiếu dinh dưỡng - lỗ hổng trong bữa ăn bán trú |
Ngày đăng: 14:50 | 18/10/2019
/ laodong.vn