Nhiều ca sĩ trẻ nổi tiếng thế giới chia sẻ câu chuyện họ từng bị bắt nạt ở trường học và đề xuất giải pháp phòng chống tình trạng ăn hiếp trên mạng đang có xu hướng gia tăng ở nhiều nước.

Khi thấy những người nổi tiếng trên sân khấu hoặc trong phim, trẻ em thường nghĩ rằng đấy là những người may mắn nhất thế giới. Nhưng trên thực tế, nhiều người nổi tiếng từng trải qua những chuyện tiêu cực tương tự, thậm chí khổ sở hơn so với nhiều học sinh khác.

Rihanna, nữ ca sĩ, diễn viên da màu người Barbados, từng bị bạn cùng trường bắt nạt vì “không đủ đen”. Nam diễn viên, ca sĩ Mỹ Chris Colfer từng bị nhét vào tủ đồ ở trường, còn ca sĩ, diễn viên Mỹ Justin Timberlake liên tục bị gọi là “ẻo lả”, “bánh bèo” vì chọn âm nhạc thay vì thể thao.

cac ca si noi tieng tam su ve bat nat online

Ca sĩ Rihanna. Ảnh: Spin

Không giống những người nổi tiếng kể trên, giới trẻ hiện phải đối mặt một vấn đề cùng bản chất nhưng có sự khác biệt nho nhỏ. Đó là bắt nạt trên mạng.

Trên các mạng xã hội, diễn đàn online, thanh thiếu niên thường không nhìn thấy nhau, không tiếp xúc mặt đối mặt nên thủ phạm dễ dàng ra tay và phủi trách nhiệm, trốn tránh pháp luật. Dưới đây là chia sẻ của một số diễn viên, ca sĩ từng bị bắt nạt trong đời thực hoặc trên mạng.

cac ca si noi tieng tam su ve bat nat online

Ca sĩ, diễn viên Mỹ Justin Timberlake. Ảnh: Celebrityaccess.

Demi Lovato

Ca sĩ, diễn viên Mỹ sinh năm 1992 này là một trong những nghệ sĩ tham gia tích cực nhất vào chiến dịch chống bắt nạt. Cô kể rằng mình bị ăn hiếp trầm trọng ở trường vì thân hình quá khổ. Demi Lovato mắc chứng rối loạn ăn uống và biếng ăn tâm lý.

Cô kể: “Tôi đang thay đồ sau giờ tập thể dục thì một nữ sinh lớn tuổi hơn tôi buộc tội tôi ăn cắp quần áo của cô ta – điều tôi không hề làm. Sau đó nhiều nữ sinh khác bước vào. Họ là nhóm chuyên bắt nạt các học sinh khác. Họ to khỏe hơn tôi, sẵn sàng đấm đá đạp. Tôi chạy ra khỏi phòng thay quần áo, trốn vào phòng tắm. Những cô gái hay bắt nạt đuổi theo. May mà tôi có điện thoại di động để gọi cho mẹ đến trường đón tôi về”.

Trong bộ phim tài liệu “Simply Complicated”, Lovato kể: “Khi tôi 12 tuổi, tôi bị bắt nạt. Tôi bắt đầu mắc hội chứng sợ xã hội. Tôi không tin các cô gái cùng tuổi. Một hôm, một cô bạn cùng lớp hay bắt nạt nói: “Demi nên tự tử thì hơn. Cô ta nên cắt cổ tay mình”. Những kẻ bắt nạt viết một cái đơn thỉnh nguyện tự tử, truyền cho các bạn cùng lớp ký”.

cac ca si noi tieng tam su ve bat nat online

Ca sĩ-diễn viên Demi Lovato. Ảnh: People.

Khi Lovato hỏi tại sao họ lại đối xử với cô như vậy, những kẻ bắt nạt bảo chả có lý do gì hết, họ thích thì họ làm thôi. “Tôi không có bạn bè. Tôi cô độc. Tôi rất tức giận khi họ gọi tôi bằng những từ như “con đĩ”, “con béo”, Lovato kể và cho rằng, từ đó chứng rối loạn ăn uống của cô bắt đầu.

Lovato nhấn mạnh rằng, bị bắt nạt trên mạng còn tồi tệ hơn vì không có giáo viên hay phụ huynh ở đó để mà giúp đỡ. “Những thứ như vậy cần phải được giám sát bằng tính năng Parental Control (công cụ giúp phụ huynh quản lý chuyện lướt web của con em mình), thậm chí bằng việc giám sát thủ công”, cô nói.

Theo Lovato, điều mà nạn nhân bị bắt nạt tìm kiếm nhiều nhất chính là sự lắng nghe, ủng hộ của người khác. Cô nói rằng, bất cứ ai đứng lên bảo vệ người yếu thế trong đời thực hoặc trên mạng đều có thể trở thành người hùng của nạn nhân.

Miley Cyrus

Ca sĩ, diễn viên Mỹ sinh năm 1992 này từng bị bắt nạt như nhiều học sinh yếu thế khác, thậm chí bị ăn hiếp nhiều hơn. Cyrus kể: “Tôi đã trải qua những thời điểm tồi tệ, tôi thực sự chán nản, kiệt sức. Tôi thậm chí tự nhốt mình trong phòng khiến bố tôi phải phá cửa”.

Cyrus nói rằng, những đối tượng bắt nạt cô đều là con gái. Các cô gái này thường xô đẩy cô, réo tên cô để chửi để thách thức cô đánh nhau với họ.

Bị nhiều người ăn hiếp nhưng Cyrus không sợ nói ra. Cô tìm cách vượt qua, sau này viết cuốn sách “Miles to go” kể về những năm tháng học sinh và chuyện bị bắt nạt ở trường.

Cyrus tích cực tham gia các hoạt động để biến Twitter thành một mạng xã hội tốt đẹp hơn cho những người nổi tiếng chấm dứt những tác động tiêu cực của tình trạng bắt nạt online. Theo cô, khó để xử lý những kẻ bắt nạt thông qua bàn phím nhưng mọi người cần đoàn kết và dũng cảm đứng lên đấu tranh, giảm thiểu số vụ ăn hiếp trên mạng.

cac ca si noi tieng tam su ve bat nat online

Ca sĩ-diễn viên Miley Cyrus. Ảnh: Times Now.

Justin Bieber

Ca sĩ Canada Justin Bieber sinh năm 1994 này hiện là nhà hoạt động chống bắt nạt. Anh lần đầu nói chuyện với khán giả về vấn đề bắt nạt trong đời thực và trên mạng là vào năm 2010 tại chương trình Ellen’s Show.

Bieber nói: “Các bạn nên giúp đỡ người khác vì bạn có thể là nạn nhân tiếp theo”. Anh kể mình từng bị ăn hiếp ở trường vì chơi thể thao giỏi hơn những kẻ bắt nạt.

“Mỗi khi tôi giỏi hơn họ ở lĩnh vực gì đó là tôi bị bắt nạt. Họ gọi tôi là kẻ khoe khoang, thích thể hiện. Tôi cũng không có nhiều bạn”, Bieber kể.

“Bạn phải ủng hộ những người khác. Đừng lờ tịt khi thấy người khác có dấu hiệu bị bắt nạt. Hãy đứng dậy bảo vệ họ”, anh nói với đám đông khán giả.

cac ca si noi tieng tam su ve bat nat online

Ca sĩ Justin Bieber. Ảnh: Getty Images.

Selena Gomez

Nữ ca sĩ Mỹ sinh năm 1992 chia sẻ nhiều câu chuyện cá nhân về bắt nạt trong đời thực và trên mạng. Gomez kể khi còn bè thường bị những bạn lớn tuổi hơn bắt nạt. Tình trạng tồi tệ hơn khi cô bắt đầu hẹn hò với Justin Bieber. Những lời bình luận của các cô gái ganh ghét, ghen tức với Gomez có thể khiến nhiều người sốc nặng.

Một cô gái gửi thông điệp cho Gomez qua Twitter với nội dung: “Tao ghét mày, tao hy vọng mày và cả nhà mày bị ung thư và chết đi”.

Khác với nhiều người nổi tiếng khác đấu tranh mạnh mẽ, không khoan nhưỡng với những kẻ bắt nạt, Gomez cho rằng, không nên trả đũa mà có thể chấm dứt tình trạng ăn hiếp bằng lòng khoan dung, nhân từ.

cac ca si noi tieng tam su ve bat nat online

Ca sĩ Selena Gomez. Ảnh: Teen Vogue.

Ba giải pháp

Theo nhiều người nổi tiếng và các chuyên gia, phụ huynh và giáo viên có thể áp dụng ít nhất ba biện pháp để ngăn con em, học sinh của mình bị bắt nạt trên mạng.

Thứ nhất là giáo dục trẻ em. Giải thích cho chúng hiểu sâu rằng rằng bắt nạt online có thể khiến nạn nhân bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới tự sát.

Thứ hai là giám sát các hoạt động trực tuyến. Phụ huynh và giáo viên cần để ý tới phương tiện và thông điệp tiêu cực mà bọn trẻ nhận được. Tùy từng trường hợp cụ thể, phụ huynh có thể sử dụng chương trình ứng dụng Parental Control để giám sát các hoạt động trên mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin tức thời như Viber, WhatsApp, Skype, Messenger, WeChat, Zalo… Ngoài ra, phụ huynh có thể thấy được định vị GPS thời gian thực bằng cách thiết lập các hàng rào địa lý như “Nhà riêng”, “Trường học”… trong các ứng dụng Parental Control. Mỗi khi bọn trẻ rời khỏi hoặc bước vào các khu vực này, phụ huynh sẽ nhận được tin nhắn.

Thứ ba là nêu gương. Nêu gương sáng của bản thân phụ huynh, thầy cô giáo cũng như của những người khác trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn bắt nạt. Nhiều người hồi trẻ yếu thế, bị hành hạ đủ kiểu nhưng rồi nỗ lực vươn lên, trở nên nổi tiếng, dùng sức ảnh hưởng của mình để cả xã hội chung tay đấu tranh với cái xấu, bảo vệ người yếu thế và quan trọng là giảm thiểu số nạn nhân bị ăn hiếp.

cac ca si noi tieng tam su ve bat nat online

Tình trạng bắt nạt qua mạng đang gia tăng ở nhiều nước. Tranh: Daily Star.

cac ca si noi tieng tam su ve bat nat online Sốc vì 5 ca sĩ nổi tiếng cùng lộ diện trong nhóm chat sex

Những tên “yêu râu xanh“ đội lốt dưới cái bóng là nghệ sĩ thần tượng đã bị khui ra trước ánh sáng.

cac ca si noi tieng tam su ve bat nat online Seungri và 4 ca sĩ nổi tiếng dính bê bối tình dục: Sự mù quáng của fan Kpop đến lúc cần thức tỉnh

Đằng sau vỏ bọc lộng lẫy của Seungri, Jung Yoon Young... là lối sống trụy lạc. Những hành động của họ khiến cả người hâm ...

cac ca si noi tieng tam su ve bat nat online Nữ ca sĩ nổi tiếng Hàn Quốc ra tòa vì đánh bạc và nợ nần

Nữ ca sĩ Shoo (S.E.S) vừa phải hầu tòa vì hành vi sử dụng nhiều tài khoản giả để đánh bạc và nợ nần.

Ngày đăng: 11:02 | 05/04/2019

/