Hơn 5 tháng sau khi phát hiện ổ dịch đầu tiên, dịch tả lợn đã lan ra 62 tỉnh, thành với 3,3 triệu con lợn bị tiêu huỷ.

Sáng 11/7, tại hội nghị bàn các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, cả nước chỉ còn tỉnh Ninh Thuận chưa có dịch.

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nói, tính từ tháng 2 đến nay dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại trên 5.400 xã thuộc hơn 500 huyện của 62 tỉnh, thành với tổng số lợn tiêu hủy là hơn 3,3 triệu con.

ca nuoc chi con ninh thuan chua phat hien dich ta lon chau phi

Tiêu huỷ lợn bị bệnh dịch tả ở xã Thanh Bình, huyện Chương Mỹ, Hà Nội vào cuối tháng 6/2019. Ảnh: Tất Định.

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên cho biết, địa phương này đã tiêu huỷ khoảng 170.000 con lợn trên tổng đàn 600.000 con. Tỉnh đề nghị hỗ trợ kinh phí do thiệt hại đã lên đến 600 tỷ đồng trong khi ngân sách dự phòng chỉ có 180 tỷ đồng.

Đại diện tỉnh Hà Nam cũng thừa nhận nếu chỉ trông chờ vào ngân sách dự phòng thì sẽ khó khăn, do dịch vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Tỉnh Nam Định đưa ra giải pháp giảm thiểu thiệt hại bằng cách chỉ tiêu huỷ theo ô chuồng nếu phát hiện dịch ở những trang trại, hộ chăn nuôi lớn.

Cục trưởng Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương khuyến cáo các địa phương không nên nóng vội tái đàn, đặc biệt ở những nơi đã từng xảy ra dịch.

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, "vũ khí duy nhất ứng phó với dịch tả lợn châu Phi hiện nay vẫn là đảm bảo an toàn sinh học chăn nuôi".

Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo phát triển các nhóm thực phẩm khác nhằm ứng phó với nguy cơ thiếu thịt lợn như gia cầm (gà, vịt), đại gia súc (trâu, bò) và thuỷ sản.

Trước thực tế kinh phí dự phòng một số tỉnh không đủ chi trả cho phòng chống dịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đề xuất với các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị chuyên đề về các giải pháp tài chính cho lĩnh vực này.

"Chúng tôi cũng chuẩn bị hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược ngành chăn nuôi để đưa ra giải pháp phát triển ngành phù hợp định hướng kinh tế thị trường", ông Cường nói.

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi lần đầu tiên xuất hiện tại Kenya vào năm 1921, từ đó đến nay bệnh đã xuất hiện tại nhiều nước châu Phi, châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ năm 1996 - 2019, bệnh đã xảy ra tại hơn 60 quốc gia và đến nay, chưa có quốc gia nào được OIE công nhận an toàn đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Ổ dịch đầu tiên tại Việt Nam được phát hiện ngày 1/2 tại Hưng Yên.

ca nuoc chi con ninh thuan chua phat hien dich ta lon chau phi Việt Nam nghiên cứu thử nghiệm thành công vắcxin phòng dịch tả lợn châu Phi

Lợn nái khỏe được tiêm vắcxin, cho sống cùng lợn bị nhiễm bệnh, sau hơn hai tháng vẫn khỏe mạnh và đẻ con.

ca nuoc chi con ninh thuan chua phat hien dich ta lon chau phi Việt Nam sản xuất thành công vắcxin phòng dịch tả lợn châu Phi

Lợn nái khỏe được tiêm vắcxin phòng, cho sống cùng lợn bị nhiễm bệnh, sau hơn hai tháng vẫn khỏe mạnh và đẻ con.

Võ Hải

Ngày đăng: 23:11 | 11/07/2019

/ https://vnexpress.net