"Cứ quan niệm rằng đặt máy chủ ở VN thì mới quản lý được thông tin, nhưng ngay cả trong tương lai, họ có đặt một số máy tại VN thật, sợ rằng chúng ta khó nói với lãnh đạo cấp cao hay với nhân dân rằng có thể quản lý được", Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Minh Hồng nói thẳng.
Trong Hội thảo Luật An ninh mạng với DN truyền thông số có sự xuất hiện của một doanh nghiệp. Khi được mời phát biểu, doanh nhân này đã nhắc đến hai chữ “tồn vong” trước những quy định của dự thảo luật.
Có lẽ còn quá sớm để nói về hiện tượng di cư của DN sang Singapore “né luật”, nhưng có vẻ, nó sẽ thành làn sóng không xa. Nhắc lại là ông Vũ Tú Thành - PGD khu vực của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN - từng cho rằng, quy định bắt buộc đặt máy chủ này “phản ánh tư duy cũ về chủ quyền quốc gia, áp đặt tư duy trước kỷ nguyên số và nền kinh tế số”.
Bởi cũng rất rõ ràng, “việc đặt máy chủ ở đâu không quan trọng bằng quy trình đảm bảo an ninh mạng đối với dữ liệu đó. Máy chủ ở đâu cũng không có ý nghĩa gì về an ninh thông tin nếu quy trình, kỹ thuật, công nghệ không đáp ứng yêu cầu chuẩn mực”. Một ví dụ: Máy chủ của Fax, một trong những hãng lớn nhất ở Mỹ đặt máy chủ ở Mỹ cũng vẫn bị mất an ninh như bình thường.
Cho nên, ngay cả khi buộc Google, Facebook đặt máy chủ ở VN thì cũng “không lấy gì đảm bảo rằng tất cả những thông tin trên đó là dành cho người Việt Nam..., không thể đảm bảo chúng ta có thể quản lý được”. Lý do đơn giản thuộc về kỹ thuật, khi các tập đoàn công nghệ hàng đầu sử dụng công nghệ điện toán đám mây hoạt động trên quy mô toàn cầu.
Trước Quốc hội vừa rồi, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định, phần đông người sử dụng mạng xã hội là tốt. Chính Facebook cũng chỉ thống kê được 1% số lượng tin fake.
Cái tư duy làm luật đáng lẽ là phải tạo hành lang cho số đông tốt đẹp, cho 99%, cho sự ưu việt của công nghệ trước thềm cuộc cách mạng 4.0 chứ không phải là đặt thêm rào chỉ vì sợ 1% xấu xa kia.
Chúng ta đã có Luật An toàn thông tin, chỉ vừa 2 năm trước, thì liệu có nên đặt ra một Luật An ninh mới, chỉ vì số ít, rất ít những tin xấu? Chỉ vì sợ ma?
Tháng 11.1997, Internet chính thức vào VN với bao nhiêu lo ngại về nguy cơ lộ bí mật nhà nước, về nỗi lo quản lý.
Nhưng nhìn lại 20 năm, Tiến sĩ Mai Liêm Trực - một trong những “kiến những trúc sư” hồi ấy - nhìn nhận: Nhiều công nghệ đã xuất hiện muộn tại VN: Điện thoại chậm 50 năm, truyền hình chậm 30 năm so với thế giới. VN đã không chậm chân trước con tàu Internet, bởi nếu lúc đó chúng ta không mạnh dạn mở cửa với lý do an ninh, nhạy cảm... thì giờ sẽ cảm thấy có lỗi với dân vì đã cản trở sự phát triển của đất nước".
Ngay cả bây giờ nữa, chúng ta vẫn đang cần những kiến trúc sư hơn là một nỗi giật thột.
20 năm Internet VN: Yahoo và những dịch vụ trước thời Facebook, Zalo
TTVN, mạng dial-up, Yahoo! Messenger hay các diễn đàn... đó là những ký ức khó quên của nhiều người Việt trước khi có Facebook, Zalo. |
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu xem xét đơn thư của vợ Xuân Bắc
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung giao Giám đốc Sở Nội vụ kiểm tra, xem xét đơn thư do bà Nguyễn Hồng Nhung - ... |
10 đặc điểm thú vị của thầy cô thời Facebook, Zalo
Thầy cô thời công nghệ có xu hướng xóa bỏ nhiều lễ nghi để gần gũi hơn với học trò. Họ luôn bắt kịp xu ... |
(https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/buoc-google-facebook-dat-may-chu-o-viet-nam-dung-so-ma-577503.ldo)
Ngày đăng: 16:26 | 22/11/2017
/ Theo Anh Đào/Lao động